Saturday, December 14, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Luật An ninh Hồng Kông hủy hoại 3 trụ cột của “một nước, hai chế độ”

“Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” được Nhân đại toàn quốc Trung Quốc thông qua hôm 28/5, dự thảo luật này thêm một bước mở rộng đối tượng liên quan, tức thêm chữ “và hoạt động” trong “cấm hành vi [và hoạt động] nguy hại đến an ninh quốc gia”, Giáo sư Trần Văn Mẫn thuộc Học viện Luật – Đại học Hồng Kông phân tích cách làm này của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã mở rộng thêm phạm vi định tội, e là khiến cho người có mặt tại hiện trường của “hoạt động” (nhưng không phải người tham dự hoạt động) đều có thể bị cho là phạm pháp, đây là một chi tiết “ma quỷ”; còn có tin đồn nói sẽ thiết lập một “Tòa án An ninh Quốc gia đặc biệt”, chỉ cho phép thẩm phán người Trung Quốc xét xử vụ án liên quan, khiến cho ông Trần Văn Mẫn thốt lên “đáng sợ”. Ông chỉ thẳng Luật An ninh Quốc gia sẽ khiến cho 3 trụ cột của “một quốc gia, hai chế độ” bị hủy hoại hết, ông cũng hỏi lại “một quốc gia, hai chế độ” còn có thể sót lại gì?

Quyết định đưa ra “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” đã được Nhân đại toàn quốc Trung Quốc biểu quyết thông qua với 2.878 phiếu thuận, 1 phiếu chống, 6 phiếu trắng. Sau khi thông qua sẽ được giao cho Ủy ban Thường vụ Nhân đại lập pháp, và sẽ trực tiếp ban bố thực thi tại Hồng Kông, không cần qua trình tự trưng cầu ý kiến và thẩm duyệt của Hội đồng Lập pháp Hồng Kông.

Điều khoản tăng thêm 3 chữ, mở rộng đối tượng có thể vi phạm luật

“Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” có tổng cộng 7 điều, bao phủ 4 tội danh “lật đổ chính quyền quốc gia”, “chia rẽ quốc gia”, “tổ chức thực thi hoạt động khủng bố”“thế lực nước ngoài và bên ngoài lãnh thổ”. Nhân đại cuối cùng đã thêm 3 chữ “và hoạt động” vào phần miêu tả “hành vi [và hoạt động] nguy hại an ninh quốc gia” ở điều 2 và điều 3. Ngoại giới phổ biến cho rằng, hành động này sẽ mở rộng thêm phạm vi đối tượng.

Ông Trần Văn Mẫn (Johannes Chan) – Luật sư danh dự duy nhất tại Hồng Kông, Giáo sư Học viện pháp luật thuộc Đại học Hồng Kông, trong chương trình của Đài Phát thanh truyền hình thương mại Hồng Kông hôm 28/5 đã giải thích, sau khi điều luật được sửa đổi, ngoài việc khiến những người “tham dự”, ngay cả người “có mặt tại hiện trường” (nhưng không tham dự) cũng có thể bị vi phạm luật. Cùng một thời điểm, nhưng đến ngày khác, cơ quan chấp pháp và cơ quan tư pháp lại có thể có diễn giải khác nhau về cách dùng chữ “hành vi và hoạt động” nguy hại đến an ninh quốc gia.

Ông Trần Văn Mẫn hình dung, Luật An ninh Quốc gia là “ma quỷ ở các chi tiết”, toàn bộ quá trình lập pháp người Hồng Kông không được tham dự, người Hồng Kông vì thế mà lo lắng cũng là bình thường. “Một điều luật lớn thế này, rộng thế này không thể không khiến chúng tôi lo lắng.”, “Chắc chắn không chỉ là ảnh hưởng đến thiểu số người.”

Hình ảnh Tòa án Chung thẩm Hồng Kông (Ảnh: Bàng Đại Vệ / Vision Times)

Luật pháp tại Trung Quốc Đại Lục và Hồng Kông có sự khác biệt, câu chữ chung chung trong luật có thể tùy ý diễn dịch

Ông so sánh sự khác biệt giữa luật pháp tại Trung Quốc Đại Lục và Hồng Kông: Luật pháp Hồng Kông thông thường sẽ liệt kê rõ ràng những hành vi và hoạt động nào sẽ cấu thành tội vi phạm pháp luật, ví dụ như tham gia, tổ chức hay là ở hiện trường, những chữ này đều cần định nghĩa và phân biệt một cách rõ ràng, thì mới khiến người dân biết được làm thế nào tuân thủ pháp luật và người chấp pháp cũng biết thế nào để chấp pháp.

Ngược lại, câu chữ trong luật pháp tại Đại Lục lại chung chung, luật pháp tồn tại tính tùy tiện, và có nhân tố cân nhắc khác, từ đó khiến cho luật pháp không ổn định và không rõ ràng. “Người dân muốn tuân thủ pháp luật cũng không biết tuân thủ thế nào”; người chấp pháp cũng lại có thể dùng cách “bắt rồi tính tiếp”, từ đó xâm hại tự do nhân thân của người dân. Ông tin rằng Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông cũng sẽ không định nghĩa một cách rõ ràng về “hành vi”“hoạt động” liên quan, “đến một ngày khác, họ thích diễn dịch thế nào thì như thế”.

Ông Trần Văn Mẫn cũng nghi ngờ cách nói Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông này là để “vá lỗ hổng pháp luật”, ông cho biết luật pháp và hình phạt tại Hồng Kông đã tương đối hoàn thiện, cộng thêm việc bắt giữ hơn 8.000 người trong hơn 9 tháng qua, “Luật pháp Hồng Kông không đầy đủ như thế nào chứ?”, ông tin rằng có hai mục đích lập pháp đạo luật này, chỉ là giảm thấp các nhân tố cấu thành tội, và mở rộng phạm vi tội.

“3 trụ cột” lập pháp, hành pháp, tư pháp bị hủy hoại tận gốc

Ông Trần Văn Mẫn cho biết, kinh tế Trung Quốc Đại Lục và Hồng Kông đã không còn phân biệt quá lớn, sự phân biệt duy nhất và rõ ràng nằm ở chế độ tư pháp. Hiện nay, Nhân đại ĐCSTQ quyết định phá hoại hoàn toàn 3 trụ cột lớn của “một quốc gia, hai chế độ” – lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Ông giải thích thêm, mới đầu khi thiết kế Luật Cơ bản, đã liệt kê rõ ràng Hồng Kông phụ trách lập pháp, hành pháp và tư pháp, 3 cơ quan này là trụ cột để duy hộ “một quốc gia, hai chế độ”; những “luật mang tính toàn quốc” liên quan đến quốc phòng, ngoại giao, phạm vi tự trị được liệt kê trong Phục lục III của Luật Cơ bản; còn vấn đề như an ninh quốc gia thuộc vấn đề nhạy cảm về chính trị, được rút ra từ Điều 18 Luật Cơ bản, đặt trong Điều 23, để Hồng Kông tự tiến hành lập pháp.

Hiện nay, Nhân đại ĐCSTQ quyết định đưa Luật An ninh Quốc gia vào Phụ lục III của Luật Cơ bản, đã phá hoại bố cục của “một quốc gia, hai chế độ”. Trước đó, phe kiến chế tung tin rằng sẽ thiết lập “Tòa án An ninh Quốc gia đặc biệt” tại Hồng Kông để xử các vụ án liên quan, đây là điều càng đáng sợ hơn, sẽ làm suy yếu nghiêm trọng quyền thẩm duyệt của tòa án. Tuy nhiên, dù có để tòa án Hồng Kông xét xử cũng chỉ sẽ thêm phần khó khăn, bởi vì theo tinh thần luật chung, thẩm phán có quyền tuyên bố luật vô hiệu liên quan đến quyền con người, ông Trần Văn Mẫn hỏi lại, nếu Luật An ninh Quốc gia liên quan đến vi phạm nhân quyền, “Tòa án Hồng Kông có thể tuyên bố Luật An ninh Quốc gia vô hiệu hay không?”.

Trước đó, Reuters dẫn nguồn tin cho biết, Luật An ninh Quốc gia khu vực Hồng Kông sẽ liệt kê rõ cấm chỉ thẩm phán quốc tịch nước ngoài xét xử vụ án liên quan đến an ninh quốc gia. Ông Trần Văn Mẫn phê bình hành động này liên quan rất rộng, có thể sẽ suy rộng ra thẩm phán Tòa phúc thẩm và Tòa chung thẩm liệu có phải bắt buộc đều là người quốc tịch Trung Quốc, và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chế độ tư pháp.

Đảng Công dân Hồng Kông: 7 vấn đề lớn của Luật An ninh Quốc gia phá hủy hiến chế

Sau khi Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông được thông qua, Đảng Công dân cũng liệt kê ra 7 vấn đề lập pháp từ góc độ pháp luật, nhấn mạnh lập pháp đạo luật này sẽ huỷ hoại Hồng Kông:

1.         Phá hủy Hồng Kông, phá hoại hiến chế: Nhân đại tiếm quyền xây dựng Phục Lục III của Luật Cơ bản, bẻ cong Điều 18 Luật Cơ bản, hoàn toàn coi thường quy định “Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông cần tự tiến hành lập pháp” trong Điều 23 Luật Cơ bản; Luật An ninh Quốc gia bao phủ các tội như “chia rẽ”, “lật đổ” quốc gia, những tội này vốn đã được bao hàm trong Điều 23, cách làm hiện tại là phá hủy trình tự hiến chế của Hồng Kông, phá hoại pháp trị và “một quốc gia, hai chế độ”;

2.         Đại Lục lập pháp, Hồng Kông thực thi: Thường ủy Nhân đại dùng tư duy luật pháp Đại Lục, chế định ra luật an ninh quốc gia thực thi tại Hồng Kông. Do không phải là lập pháp trên nguyên tắc luật chung, nên về sau sẽ xuất hiện càng nhiều tình huống vi phạm công lý;

3.         Làm một cách đơn lẻ, không qua trưng cầu ý kiến: Trong toàn bộ trình tự lập pháp, hoàn toàn là do chính phủ Trung ương ĐCSTQ làm việc một chiều, cơ quan liên quan bao gồm Ủy ban Luật Cơ bản và Hội đồng Lập pháp Hồng Kông đều bị gạt ra ngoài, càng không không màng đến ý kiến của người dân Hồng Kông;

4.         Định nghĩa không rõ ràng, người dân có thể bị “trúng chiêu” bất cứ lúc nào: Định nghĩa tội danh trong Luật An ninh Quốc gia đều không rõ ràng, ý nghĩa mơ hồ, có thể giúp người đương quyền định tội bất cứ lúc nào. Ví dụ như khẩu hiệu mà người Hồng Kông thường hô trong mít tinh kỷ niệm Lục Tứ là “Kết thúc chuyên chính độc đảng” có thể bị coi là lật đổ chính quyền, “cạm bẫy” ở khắp nơi;

5.         Tội danh vô hạn, bóp nghẹt xã hội dân sự: Tội danh trong Luật An ninh Quốc gia đã hạn chế nghiêm trọng hoạt động của công dân dưới sự cho phép của Luật Cơ bản. Sau khi hiệu đính, lại cho thêm chữ “và hoạt động” vào câu “hành vi [và hoạt động] nguy hại đến an ninh quốc gia”, khiến cho hành vi thuộc phạm vi quy định rộng vô hạn, khiến cho hoạt động xã hội dân sự vốn là hòa bình, cũng có khả năng bị chụp lên tội danh chia rẽ quốc gia hoặc lật đổ chính quyền;

6.         Chấp pháp xuyên biên giới, mất hết tự do: Nội dung của Luật An ninh Quốc gia cho phép cơ quan tại Đại Lục thiết lập cơ cấu an ninh quốc gia, quan chức Đại Lục và Giải phóng quân có thể thực thi pháp luật tại Hồng Kông, bằng như mở rộng cánh cửa, để cho Hồng Kông trở thành thành phố cảnh sát bí mật, “nước sông cuối cùng lấn át nước giếng”;

7.         Không biết phải truy trách nhiệm cho ai, dung túng lạm quyền: Do người Hồng Kông không cách nào giám sát quan chức Đại Lục chấp pháp tại Hồng Kông, cuối cùng sẽ chỉ dẫn đến những người thực thi pháp luật này tùy ý lạm quyền, thậm chí xuất hiện tình huống bạo lực hơn so với cảnh sát Hồng Kông hiện nay. Nhân quyền cơ bản và quyền lợi pháp luật của người dân Hồng Kông, ví dụ như quyền im lặng, quyền gặp luật sư, người nhà đều có thể không được đảm bảo.

Luật An ninh Quốc gia tại Ma Cao thông qua cách đây 11 năm. Nghị viên: Tăng cường “hiệu ứng sợ”

Trong lúc Nhân đại ĐCSTQ biểu quyết thông qua Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông, thì một khu hành chính đặc biệt khác là Macao cũng đã đang thực thi “Luật An ninh Quốc gia tại Ma Cao” từ năm 2009. Trang tin BBC tiếng Trung đưa tin, sự khác biệt của Macao so với Hồng Kông khi ký Luật An ninh Quốc gia là, xã hội Ma Cao có rất ít trở lực đối với luật này, phe dân chủ rất yếu, nên dự luật đã được thông qua thuận lợi; nguyên nhân sâu xa hơn nằm ở chỗ, xã hội Ma Cao phổ biến ủng hộ ĐCSTQ.

Mặc dù phe thân Trung Quốc lấy ví dụ Ma Cao ký Luật An ninh Quốc gia 11 năm qua nhưng chưa từng dùng đến luật này để làm mờ nhạt ảnh hưởng của luật này đối với xã hội, nhưng bản tin của BBC trích dẫn lời của nghị viên phe dân chủ trong Hội đồng Lập pháp Hồng Kông Tô Gia Hào (Sou Ka Hou), ông cho biết Luật An ninh Quốc gia làm tăng thêm “hiệu ứng sợ” trong xã hội Hồng Kông, tự kiểm duyệt của xã hội dân sự và truyền thông liên tiếp được tăng cường. (T/T)