Lừa đảo đầu tư lấy đi $8.4 triệu vào Tháng 2 trong khi nạn trộm cắp danh tính gia tăng
Các vụ lừa đảo đã khiến người Úc mất đi hơn $20 triệu đôla vào tháng trước, nhưng sự gia tăng của một loại hình cụ thể đã khiến cho các chuyên gia mạng lo ngại.
Đánh cắp danh tính là loại hình lừa đảo phát triển nhanh nhất ở Úc sau khi người Úc bị bọn tội phạm lừa tổng cộng gần $21 triệu đô la chỉ vào trong thời gian 1 tháng –Tháng 2/2021.
Một báo cáo hàng tháng của Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc (ACCC) đã tiết lộ rằng người Úc đã mất $1.5 triệu đôla vì hành vi trộm cắp danh tính (ID) vào Tháng , trong khi các vụ lừa đảo đầu tư đứng đầu danh sách với $8.4 triệu đôla. Tổng cộng $20.8 triệu đôla của người Úc đã bị mất trắng vào tay những kẻ lừa đảo.
Tuy nhiên, sự gia tăng số lượng các báo cáo về hành vi trộm cắp danh tính đã khiến các chuyên gia mạng phải cảnh giác cao độ sau 1,856 trường hợp vào Tháng 2, tăng 384% so với tháng trước.
Nhìn chung, số vụ lừa đảo (cố gắng lấy cắp tiền hoặc thông tin đăng nhập của nạn nhân) trong tháng 2 cao hơn 55% so với cùng tháng năm ngoái.
Ông Crispin Kerr, Phó Chủ tịch Công ty An ninh mạng Toàn cầu Proofpoint khu vực Úc và Tân Tây Lan, cho biết bọn tội phạm đang khai thác lỗ hổng trên trực tuyến trong quá trình khôi phục từ đại dịch COVID-19.
Ông Kerr nói: “Một trong những số liệu thống kê đáng lo ngại nhất là sự gia tăng mạnh về hành vi trộm cắp danh tính, tăng 384% chỉ trong một tháng”.
“Điều này cho thấy tội phạm mạng đang tiếp tục tận dụng kỹ thuật xã hội và các chiến thuật không an toàn như lừa đảo để mạo danh các cá nhân và tổ chức với mục tiêu lấy cắp thông tin và tiền bạc”.
Sự gia tăng lừa đảo đáng báo động khác bao gồm những hành vi liên quan đến sức khỏe và các sản phẩm y tế, tăng 44% so với Tháng 1.
Dữ liệu Proofpoint cho thấy điều đó phù hợp với sự khởi đầu của đợt triển khai vắc-xin COVID-19 của Úc vào Tháng 2.
Các báo cáo về ransomware và phần mềm độc hại cũng tăng 52% so với tháng trước.
Xét về tổng số tiền bị mất trong Tháng 2, ACCC báo cáo các vụ lừa đảo hẹn hò và lãng mạn ($4.1 triệu đô la) đứng sau lừa đảo đầu tư.
Truy cập từ xa ($1.6 triệu đôla), đe dọa tính mạng hoặc bắt giữ ($1.2 triệu đôla) và lập hóa đơn giả ($968,000 đôla) cũng rất đắt đối với người Úc.
Mặc dù bọn tội phạm đang sử dụng các phương tiện trực tuyến để khai thác người Úc, nhưng các vụ lừa đảo qua điện thoại gây tốn kém nhất vào Tháng 2 với $7.6 triệu đôla bị mất.
Mạng xã hội ($3.5 triệu đôla), email ($2.7 triệu đôla), internet ($2.7 triệu đôla) và lừa đảo trực tiếp ($2.1 triệu đôla) cũng mang lại lợi nhuận cho bọn tội phạm.
Nhóm tuổi dễ bị tổn thương nhất là 45 đến 54 tuổi, mất $5.9 triệu đôla qua 2,692 báo cáo vào Tháng 2.
NSW là tiểu bang được nhắm mục tiêu nhiều nhất bởi những kẻ lừa đảo.
Ông Kerr cảnh báo rằng những trò gian lận nhắm vào người Úc có thể sẽ tiếp tục gia tăng khi quá trình triển khai vắc-xin được tiến hành.
Ông nói: “Tội phạm mạng đang tiếp tục đánh vào nỗi sợ hãi của nạn nhân xung quanh đại dịch, sử dụng các kỹ thuật lừa đảo bao gồm giả mạo các tổ chức nổi tiếng như World Health Organization và DHL để lấy cắp thông tin cá nhân và thông tin xác thực của nạn nhân”.
“Khi quá trình triển khai vắc-xin của Úc đang được tiến hành, chúng tôi có thể thấy sự gia tăng hơn nữa của các loại lừa đảo này”.
“Chúng tôi khuyên người dân Úc nên cảnh giác và thận trọng khi nhận được các thông tin liên lạc không mong muốn dưới bất kỳ hình thức nào”.
“Không bao giờ nhấp vào liên kết hoặc mở attachments đính kèm, cẩn thận để không tiết lộ thông tin nhạy cảm hoặc thông tin cá nhân và không bao giờ chia sẻ mật khẩu với người khác”. (NQ)