Tuesday, December 31, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Lo Trái Đất nổ tung, các nhà khoa học bàn cách cứu loài người khỏi tuyệt chủng


Một vụ việc quá khứ đã khiến các nhà khoa học lo ngại về mối hiểm họa hủy diệt loài người có thể xảy ra trong tương lai.

img
Vụ nổ tiểu hành tinh Chelyabinsk ở Nga vào ngày 15/2/2013.

Quay trở lại ngày 15/2/2013, một tiểu hành tinh cao 20 mét đã lao vào bầu khí quyển Trái Đất với vận tốc 54,000 km/h và phát nổ trên bầu trời thành phố Chelyabinsk (Nga). Vụ nổ này tạo ra năng lượng tương đương hơn 30 lần sức mạnh từ vụ nổ của hai quả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, khiến khoảng 1,500 người bị thương và hàng nghìn tòa nhà bị hư hại.

Vụ việc này đã gây chấn động toàn cầu và nhắc nhở nhân loại về những mối nguy tiềm ẩn từ không gian. Các nhà khoa học cho rằng, mặc dù con người đã có khả năng theo dõi và điều khiển một số tiểu hành tinh nhưng nếu gặp một vật thể lớn lao vào, chúng ta sẽ hoàn toàn bất lực. Theo các nghiên cứu, một tiểu hành tinh có đường kính khoảng 10 mét có thể va chạm với Trái Đất cứ vài năm một lần, trong khi những tiểu hành tinh lớn hơn có đường kính vài km thực sự có thể gây ra thảm họa cho sự sống trên hành tinh.

img
Trái Đất có thể bị xóa xổ nếu một tiểu hành tinh có đường kính 96 km rơi xuống.

Để đối phó với mối đe dọa này, Liên Hợp Quốc đã thành lập nhóm cảnh báo sớm tiểu hành tinh quốc tế cách đây 10 năm nhằm phát hiện các vật thể có đường kính lớn hơn 1 km. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tiểu hành tinh chưa được xác định, có thể ẩn mình trong ánh sáng chói lóa của mặt trời khiến các nhà thiên văn học gặp khó khăn trong việc phát hiện.

Vì vậy, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đã khởi động sứ mệnh NEOMIR nhằm khám phá các tiểu hành tinh đang ẩn trong ánh sáng mặt trời. Dự kiến khai trương vào năm 2025, đài quan sát Rubin của Mỹ ở Chile cũng sẽ hỗ trợ trong việc phát hiện các tiểu hành tinh này thông qua các công nghệ tiên tiến.

Lo Trái Đất nổ tung, các nhà khoa học bàn cách cứu loài người khỏi tuyệt chủng.

Bất chấp việc thế giới đã có những tiến bộ trong việc phát hiện và đối phó với tiểu hành tinh, các nhà khoa học cảnh báo rằng một tiểu hành tinh có đường kính từ 11 đến 12 km có thể gây ra thảm họa quy mô lớn đối với Trái Đất. Nếu xảy ra va chạm, hàng tỷ người có thể thiệt mạng và phần lớn sự sống trên Trái Đất sẽ bị tiêu diệt. Ước tính của NASA cho thấy chỉ có một tiểu hành tinh với đường kính 96 km mới có thể xóa sổ hoàn toàn sự sống trên hành tinh.

Mặc dù có nhiều ý tưởng được đề xuất như làm chệch hướng hoặc phá hủy các tiểu hành tinh, việc này gần như là không thể đối với những vật thể lớn. Nghiên cứu cho thấy, khi một tiểu hành tinh khổng lồ va vào Trái Đất, tất cả các dạng sống sẽ bị tiêu diệt, ngoại trừ những sinh vật cực đoan. Tuy một số người có thể sống sót trong các nơi trú ẩn dưới lòng đất nhưng khả năng tồn tại lâu dài của họ là rất thấp.

img
Cách để cứu loài người khỏi các thảm họa là tái định cư tại các hành tinh khác. 

Giải pháp duy nhất để con người tránh khỏi nguy cơ tuyệt chủng là tìm kiếm các hành tinh khác có thể sinh sống. Thời gian cảnh báo là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá nguy cơ này. Các nhà khoa học cho rằng, thời gian cảnh báo đối với sự va chạm đến từ các tiểu hành tinh lớn hơn 100 km có thể kéo dài hàng thế kỷ, điều này cho phép con người có thời gian định cư trên các hành tinh khác. Ngược lại, các sao chổi có thể gây ra mối đe dọa lớn hơn do thời gian cảnh báo ngắn, có thể dưới 5 năm.

Ngoài ra, một số nhà khoa học cũng cảnh báo rằng nếu thế giới không hành động kịp thời, biến đổi khí hậu có thể phá hủy hệ sinh thái trong vòng một thế kỷ, trở thành thảm họa đầu tiên mà nhân loại phải đối mặt. (T/H, NDT)