Wednesday, January 22, 2025

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Làm cách nào để tiếp cận thông tin chính xác về vắc-xin Covid-19?

Làm cách nào để tiếp cận thông tin chính xác về vắc xin Covid-19?
Sự thành công của việc triển khai vắc-xin COVID-19 của Úc sẽ phụ thuộc vào mức độ tin tưởng của mọi người (Hình Pixabay).

Sự thành công của việc triển khai vắc-xin COVID-19 sẽ phụ thuộc vào mức độ tin tưởng của mọi người. Tuy nhiên, các chuyên gia đã cảnh báo thông tin sai lệch về vắc-xin trực tuyến khiến các cộng đồng gặp khó khăn.

Thông thường, các phương tiện truyền thông trên mạng xã hội lan truyền sự hoài nghi quá mức và các thông tin sai lệch. Vào tháng 3, tờ báo ABC đã đưa tin về các bài đăng trên WeChat tuyên bố sai sự thật rằng vắc-xin Pfizer có thể tích hợp với DNA của con người để biến đổi họ thành “con người biến đổi gen”.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ sẵn sàng tiêm chủng của những người thường tìm kiếm thông tin dựa vào các nền tảng xã hội như YouTube là ít hơn so với những người khác. Thêm vào đó, nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Đại học Griffith thực hiện đã tìm thấy các báo cáo về mối liên hệ giữa vắc-xin AstraZeneca và Johnson & Johnson (rất hiếm) với cục máu đông đã khiến cho tỷ lệ tiếp nhận vắc-xin giảm đi.

Trong bối cảnh thông tin thay đổi nhanh chóng như vậy, chúng ta phải đảm bảo những người có nguy cơ cao bị lây nhiễm COVID-19 được trao quyền để tiêm phòng sớm.

Bối cảnh thông tin trong một trận đại dịch có thể được so sánh với bối cảnh trong một trận cháy rừng lớn (Hình Pixabay)

Những tuyên bố sai sự thật lan rộng như cháy rừng

Phó giáo sư Stan Karanasios, Đại học Queensland và các đồng nghiệp đã khảo sát 215 cư dân ở Victoria để tìm hiểu cách các nhóm người dễ bị tổn thương thường tiếp cận các tin tức liên quan đến tình trạng khẩn cấp. Những người tham gia khảo sát (tất cả đều sử dụng mạng xã hội) bao gồm cả những người cao tuổi, những người cách biệt về mặt địa lý hoặc xã hội và những người có nền tảng kinh tế xã hội thấp hơn.

Các nhà khoa học nhận thấy 73% trong số họ thường xuyên truy cập tin tức trên mạng xã hội (ưu tiên thứ hai sau truyền hình) liên quan đến trường hợp khẩn cấp. 70% trong số đó lựa chọn sử dụng Facebook thường xuyên. Phụ nữ và những người trẻ tuổi có xu hướng sử dụng phương tiện truyền thông xã hội nhiều hơn cả.

61% số người trong đó cho biết họ sẽ không tin tưởng các tin nhắn trên mạng xã hội, trừ khi được đăng bởi các nguồn chính thức. Bối cảnh thông tin trong một trận đại dịch có thể được so sánh với bối cảnh trong một trận cháy rừng lớn: có mức độ không chắc chắn và rủi ro cao, cùng với hàng loạt các thông tin đa chiều. Trong cả hai trường hợp những người trong số trên đều dựa vào các nhóm liên kết và nhóm địa lý để biết các thông báo quan trọng, chẳng hạn như các nhóm cộng đồng trên Facebook.

Trong số những người tham gia khảo sát, 40% trong số họ tin tưởng thông tin nhìn thấy trên mạng xã hội có thể chính xác hơn các nguồn chính thức. Và đại đa số (88%) cho biết họ dự kiến sử dụng mạng xã hội như một nguồn tin tức trong tương lai. Ngoài ra, hơn một nửa cho biết họ nhận được thông tin của họ thông qua gia đình hoặc bạn bè (65%), những người nói rằng họ tự tìm thấy thông tin đó trên mạng xã hội.

Việc dựa vào các phương tiện truyền thông trên mạng xã hội để tìm kiếm những tin tức khẩn cấp có thể làm phức tạp thêm sự hiểu biết của chúng ta về các vấn đề khó khăn. Bởi vì trên đó có một lượng lớn tin tức đa chiều với độ chính xác thấp, và thật khó để cho những người này tránh khỏi việc bị hoang mang lo lắng và cân bằng giữa tình hình thực tế và các thông tin hư cấu.

Lấp lỗ hổng kiến thức

Các chuyên gia giải thích cách những người khai thác thông tin sai lệch sẵn sàng chia sẻ nội dung mà không cần suy nghĩ như thế nào. Ngay cả khi một phần trăm nhỏ những gì chúng ta chia sẻ là không chính xác, nó sẽ tạo ra một vòng phản hồi làm trầm trọng thêm vấn đề để làm nóng chủ đề cùng với độ chính xác thấp.

Thêm vào đó, chúng ta biết rằng những quan niệm cá nhân và thế giới quan của một người cũng có thể khiến họ dễ bị đi theo thông tin sai lệch hơn. Các cá nhân thường tìm kiếm thông tin về các vấn đề phức tạp từ các nguồn nằm trong thế giới quan của họ.

Trong số những người chúng tôi khảo sát, 61% cảm thấy họ có nhu cầu thông tin rất cụ thể trong trường hợp khẩn cấp dựa trên các yếu tố như tuổi tác, vị trí và hoàn cảnh cá nhân. Khi có khoảng cách giữa nhu cầu thông tin của một người và thông tin do chính phủ cung cấp, họ phải lấp khoảng cách này bằng các nguồn khác.

Điều tốt là tất cả chúng ta có thể giúp hạn chế thông tin sai lệch về vắc-xin trên phương tiện truyền thông xã hội bằng một số biện pháp trong cộng đồng của chúng ta.

Các trang web đáng tin cậy phải luôn được đề cập đến trong các cuộc thảo luận về vắc xin. Ngoài ra còn có các hướng dẫn trực tuyến để giúp các cá nhân tự điều chỉnh khả năng phát hiện thông tin sai lệch (Hình Pixabay)

Làm thế nào để giúp đỡ

Đầu tiên, Bộ Y tế cần có một địa chỉ hữu ích giải quyết các mối quan tâm chung về sự phát triển và hiệu quả của vắc-xin. Nó thậm chí còn trả lời những câu hỏi có mục đích như: “Liệu vắc-xin COVID-19 có thể kết nối tôi với internet không?”

Các trang web đáng tin cậy phải luôn được đề cập đến trong các cuộc thảo luận về vắc-xin. Ngoài ra còn có các hướng dẫn trực tuyến để giúp các cá nhân tự điều chỉnh khả năng phát hiện thông tin sai lệch.

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy 87% số người được hỏi cho rằng điều quan trọng là các tổ chức ứng cứu khẩn cấp chính thức cũng cần sử dụng mạng xã hội. Vì vậy, có lẽ sẽ có lợi cho các nhóm người hay sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm thông tin.

Ngoài ra, những người trẻ hơn và hiểu biết hơn về công nghệ trong chúng ta có thể giúp những người lớn tuổi hơn, hoặc đa dạng về văn hóa hoặc ngôn ngữ. Nếu bạn biết ai đó lấy thông tin vắc-xin từ Facebook hoặc một nền tảng tương tự, hãy chuyển hướng họ đến một nguồn uy tín hơn như trang web của chính phủ, trang truyền thông xã hội được chính phủ phê duyệt hoặc trang tin tức đáng tin cậy.

Các nhóm truyền thông xã hội cũng có vai trò nhất định. Quản trị viên của trang và các thành viên tích cực nên đảm bảo thông tin chính thức về sức khỏe được chia sẻ trên các trang web vì chúng thường “cung cấp” nguồn thông tin cho công chúng. Và khi có những thông tin sai lệch nào lọt vào, cần phải bị xem xét điều chỉnh và lên tiếng. (NTD)