Sunday, November 24, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Hôm nay 12/8, tiểu hành tinh ‘có khả năng nguy hiểm’ sượt qua Trái đất


Theo các chuyên gia NASA, vào ngày Thứ Sáu 12/8, một tiểu hành tinh ‘có khả năng nguy hiểm’ với đường kính ước tính từ 13 – 28m sượt qua Trái đất. Tiểu hành tinh này sẽ di chuyển với tốc độ 33,012 km/h.

NASA cho hay tiểu hành tinh mang tên 2015 FF có đường kính ước tính 13 - 28m, tương đương chiều dài thân của cá voi xanh trưởng thành (Balaenoptera musculus), bay qua Trái đất vào ngày 12/8.

NASA cho hay tiểu hành tinh mang tên 2015 FF có đường kính ước tính 13 – 28m, tương đương chiều dài thân của cá voi xanh trưởng thành (Balaenoptera musculus), bay qua Trái đất vào ngày 12/8.

Khi ấy, tiểu hành tinh 2015 FF sẽ đạt tốc độ 33.012 km/h. Ở khoảng cách gần nhất, tiểu hành tinh bay nhanh gấp 27 lần vận tốc âm thanh này sẽ cách Trái đất 4,3 triệu km (tức gấp hơn 8 lần khoảng cách giữa hành tinh và Mặt trăng). Về mặt thiên văn, đây là khoảng cách rất nhỏ.

Khi ấy, tiểu hành tinh 2015 FF sẽ đạt tốc độ 33,012 km/h. Ở khoảng cách gần nhất, tiểu hành tinh bay nhanh gấp 27 lần vận tốc âm thanh này sẽ cách Trái đất 4.3 triệu km (tức gấp hơn 8 lần khoảng cách giữa hành tinh và Mặt trăng). Về mặt thiên văn, đây là khoảng cách rất nhỏ.

NASA xếp loại bất kỳ thiên thể nào bay tới trong phạm vi 193 triệu km quanh Trái đất là "vật thể gần Trái đất". Vật thể bay nhanh cách hành tinh xanh từ 7,5 triệu km trở xuống sẽ nằm trong danh mục "có khả năng gây nguy hiểm".

NASA xếp loại bất kỳ thiên thể nào bay tới trong phạm vi 193 triệu km quanh Trái đất là “vật thể gần Trái đất”. Vật thể bay nhanh cách hành tinh xanh từ 7.5 triệu km trở xuống sẽ nằm trong danh mục “có khả năng gây nguy hiểm”.

Do vậy, các nhà thiên văn học sẽ theo dõi tiểu hành tinh 2015 FF sát sao vì nó "có khả năng nguy hiểm" và xem xét nguy cơ nó có thể chệch khỏi đường bay dự đoán dẫn tới việc có thể đâm vào Trái đất.

Do vậy, các nhà thiên văn học sẽ theo dõi tiểu hành tinh 2015 FF sát sao vì nó “có khả năng nguy hiểm” và xem xét nguy cơ nó có thể chệch khỏi đường bay dự đoán dẫn tới việc có thể đâm vào Trái đất.

NASA đã xác định vị trí và quỹ đạo của 28.000 tiểu hành tinh với Asteroid Terrestrial-impact Last Alert System (ATLAS), mạng lưới 4 kính viễn vọng có thể quét toàn bộ bầu trời đêm 24 giờ/lần.

NASA đã xác định vị trí và quỹ đạo của 28,000 tiểu hành tinh với Asteroid Terrestrial-impact Last Alert System (ATLAS), mạng lưới 4 kính viễn vọng có thể quét toàn bộ bầu trời đêm 24 giờ/lần.

Kể từ khi hoạt động vào năm 2017, ATLAS phát hiện hơn 700 tiểu hành tinh gần Trái đất và 66 sao chổi. Trong số này, 2 tiểu hành tinh được ATLAS phát hiện là 2019 MO và 2018 LA đã đâm xuống hành tinh xanh.

Kể từ khi hoạt động vào năm 2017, ATLAS phát hiện hơn 700 tiểu hành tinh gần Trái đất và 66 sao chổi. Trong số này, 2 tiểu hành tinh được ATLAS phát hiện là 2019 MO và 2018 LA đã đâm xuống hành tinh xanh.

Trong khi tiểu hành tinh 2019 MO phát nổ ở vùng ven biển phía nam Puerto Rico thì tiểu hành tinh 2018 LA lao xuống khu vực gần biên giới giữa Botswana và Nam Phi. May mắn là hai vụ việc này đều không gây ra thiệt hại nào cho con người.

Trong khi tiểu hành tinh 2019 MO phát nổ ở vùng ven biển phía nam Puerto Rico thì tiểu hành tinh 2018 LA lao xuống khu vực gần biên giới giữa Botswana và Nam Phi. May mắn là hai vụ việc này đều không gây ra thiệt hại nào cho con người.

NASA ước tính đường bay của mọi vật thể gần Trái đất cho tới cuối thế kỷ 21. Tin tốt được NASA công bố là Trái đất sẽ không đối mặt thảm họa va chạm với tiểu hành tinh nào trong ít nhất 100 năm tới.

NASA ước tính đường bay của mọi vật thể gần Trái đất cho tới cuối thế kỷ 21. Tin tốt được NASA công bố là Trái đất sẽ không đối mặt thảm họa va chạm với tiểu hành tinh nào trong ít nhất 100 năm tới.

Dù vậy, các chuyên gia, nhà thiên văn không lơ là, mất cảnh giác. Họ vẫn tiếp tục quan sát, theo dõi để kịp thời phát hiện tiểu hành tinh có nguy cơ lao thẳng vào Trái đất và có phương án đối phó.

Dù vậy, các chuyên gia, nhà thiên văn không lơ là, mất cảnh giác. Họ vẫn tiếp tục quan sát, theo dõi để kịp thời phát hiện tiểu hành tinh có nguy cơ lao thẳng vào Trái đất và có phương án đối phó.

Đồng thời, các cơ quan vũ trụ trên thế giới đang phát triển phương pháp làm chệch hướng tiểu hành tinh nhằm giúp hành tinh xanh an toàn.

Đồng thời, các cơ quan vũ trụ trên thế giới đang phát triển phương pháp làm chệch hướng tiểu hành tinh nhằm giúp hành tinh xanh an toàn. (T/H, TTCS)