Monday, November 18, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Hà Nội: Cô gái 21 tuổi bị rơi thang máy từ tầng 7 xuống tử vong

Ngày 22/10, Công an quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết, đơn vị đang điều tra, làm rõ vụ một cô gái tại tòa nhà trên phố Kim Mã rơi theo hầm thang máy từ tầng 7 xuống tầng 1 tử vong.

Một cô gái tử vong do bị rơi thang máy tại phố Kim Mã, quận Bà Đình. (Hình hanoimoi).

Theo thông tin ban đầu, khoảng 23h ngày 19/10, tại tòa chung cư số 51 phố Kim Mã (quận Ba Đình), chị N.H.A (sinh năm 2000, trú tại phố Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội) cùng chị N.Q.N (sinh năm 1998, ở phường Kim Mã, quận Đống Đa, Hà Nội) đi thang máy từ tầng 8 xuống tầng 1 tòa nhà.

Khi thang máy di chuyển tới tầng 7 thì xảy ra sự cố, làm hai người bị mắc kẹt bên trong. Lúc này, hai cô gái đã gọi cứu hộ và được bảo vệ tòa nhà hỗ trợ mở cửa thang máy.

Tuy nhiên trong lúc trèo ra, chị N.H.A. bất ngờ bị rơi từ tầng 7 xuống tầng 1 theo đường hầm thang. Nạn nhân ngay sau đó được đưa đi cấp cứu, nhưng đã tử vong.

Hiện Công an quận Ba Đình đang khẩn trương điều tra, làm rõ sự việc.

Tòa nhà cao tầng Van Khoa Building (số 51 đường Kim Mã, Q.Ba Đình, Hà Nội) nơi xảy ra sự cố.

Những điều cần lưu ý khi xảy ra sự cố trong thang máy

Theo Cibes Lift Việt Nam, trong quá trình sử dụng thang máy có 7 sự cố chúng ta có thể gặp:

  • Thang máy mất điện đột ngột
  • Thang máy bị treo
  • Mất kiểm soát về tốc độ
  • Thang máy rơi tự do
  • Thang máy không đóng được cửa
  • Thang máy bị kẹt
  • Dừng tầng không chính xác
Ảnh minh họa.

Cách thoát nạn khi gặp sự cố thang máy

  1. Giữ bình tĩnh
    Điều đầu tiên và quan trọng nhất là phải thật bình tĩnh. Chúng ta nên nhớ rằng có rất ít trường hợp có người chết khi bị nhốt trong thang máy và gần như chúng ta có thể thoát khỏi một cái thang máy đóng kín mà không hề bị trầy xước. Nếu như cảm thấy quá sợ hãi, hãy cố gắng loại khỏi đầu những sự suy diễn và lo lắng không đáng có của ban. Thư giãn để giảm bớt nỗi sợ hãi. Giữ bình tĩnh để có thể sống sót. Trường hợp thường gặp nhất là chúng ta phải đợi cho tới khi thang máy bắt đầu hoạt động trở lại.
  2. Thử nút mở cửa thang máy
    Khi thang máy đột ngột dừng lại, chúng ta không nhất thiết phải bấm loạn xạ các nút đến các tầng khác để xem nó có di chuyển tiếp hay không. Thay vào đó, hãy thử bấm nút mở cửa. Nếu thang máy vẫn không có phản ứng thì hãy kêu cứu ngay lúc đó hoặc ấn chuông gọi.
  3. Nhấn nút gọi cứu hộ
    Thang máy tải khách hiện nay đều có bộ cứu hộ tự động Automatic Rescue Device (gọi tắt là ARD), tác dụng của bộ cứu hộ ARD nhằm giúp đưa thang về vị trí gần nhất để cho người bị kẹt trong thang có thể thoát ra ngoài thông qua hệ thống tích điện. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp thì hệ thống ARD bị hỏng hóc hoặc không hoạt động thì người bị kẹt có thể nhờ sự trợ giúp bên ngoài.
  4. Sử dụng thiết bị an toàn tự động
    Sau khi nhấn nút gọi cứu hộ, bạn có thể quan sát bảng điều khiển trong thang máy để tìm các thiết bị an toàn tự động được tích hợp cùng thang máy. Đó có thể là thiết bị dừng tầng đưa về vị trí tầng gần nhất và mở cửa với nguồn tích điện dự trữ. Như vậy, bạn có thể thoát ra khỏi thang máy gặp sự cố một cách an toàn.
  5. Làm theo hướng dẫn của đội cứu hộ
    Khi đội cứu hộ đến hỗ trợ, bạn hãy chú ý lắng nghe các hướng dẫn của họ. Bạn cũng nên cho đội cứu hộ biết tình trạng hiện tại của để họ kịp thời giúp đỡ. Nếu thấy thang di chuyển hay rung lắc cũng không nên quá hoảng loạn vì đó có thể là lúc đội cứu hộ đang xử lý phanh hoặc vô lăng.
  6. Không tự ý thoát ra bằng đường thoát hiểm
    Trong thời gian chờ đợi, hãy cố giữ bình tĩnh và không nên tìm cách cậy cửa, hoặc tìm các thoát ra ngoài bằng cửa thoát hiểm trên nóc cabin.Trong trường hợp thang máy rơi tự do hãy nằm song song với sàn nhà ngay lập tức, càng gần chính giữa thang càng tốt. Điều này sẽ giúp phân bố đều lực rơi lên toàn bộ cơ thể, giảm thiểu tối đa thương tích. Gối đầu lên một tay để tránh bị thương đầu, một tay che mặt để không bị các vật khác rơi lên mặt, Nên cabin thang máy là nơi an toàn nhất khi thang máy bị rơi.
  7. Liên lạc với những người ở ngoài
    Trường hợp mắc kẹt trong thang máy gặp sự cố, bạn có thể gọi vào số Hotline của nhà sản xuất. Người cầm số Hotline thường là chuyên viên có kỹ thuật, có khả năng xử lý tình huống, hỗ trợ…
    Trường hợp mắc kẹt trong thang máy mà không đem theo di động, bạn có thể gọi to, đập cửa hoặc ra hiệu (với thang máy vách kính) để người bên ngoài nhận ra tình trạng của bạn và hỗ trợ kịp thời. (T/H, NTD)