Tuesday, November 5, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Giải thích vụ ‘tiêm sai liều’ vắc-xin Oxford/AstraZeneca

Hôm Thứ Hai, thế giới đã nghe đến vắc-xin Covid của Anh – do AstraZeneca và Đại học Oxford phát triển – đã đạt hiệu quả cao trong các thử nghiệm thế nào.

Person getting vaccine

Nó mang lại hy vọng về một vắc-xin mới nữa giúp chống lại đại dịch, rẻ hơn và dễ dàng phân phối hơn vắc-xin của Pfizer/BioNTech và Moderna mRNA, những hãng vừa công bố thành quả ấn tượng tương tự chỉ vài ngày trước.

Nhưng sau sự hân hoan, đã có một số điều tiêu cực trên báo chí.

Vào thứ Năm, nhiều hãng tin ở Anh và Mỹ đã đưa tin rằng có những nghi vấn về dữ liệu. Không phải về sự an toàn của vắc-xin mà về tính hiệu quả của nó.

Các nghi vấn chỉ xoay quanh mức độ hiệu quả.

Ba con số đã được báo cáo từ thử nghiệm – hiệu quả tổng thể là 70%, con số thấp hơn là 62% và cao hơn là 90%.

Khác biệt này là do các liều vắc-xin khác nhau đã được dùng nhầm lẫn trong cuộc thử nghiệm. Một số tình nguyện viên đã được tiêm liều chỉ có độ mạnh bằng một nửa dự kiến, do sai sót. Vậy mà liều “nhầm” đó lại cho hiệu quả tốt nhất.

Điều này nghĩa là gì?

Một số mũi tiêm yếu hơn so với liều được thiết kế, tức nó chứa ít hơn đáng kể các thành phần có tác dụng cung cấp miễn dịch cho người.

Việc tiêm thực chất là cần hai mũi, với mũi tiêm thứ hai như là một liều tăng cường, được thực hiện sau mũi đầu một tháng.

Trong khi hầu hết các tình nguyện viên trong cuộc thử nghiệm đều được nhận liều chuẩn cho cả hai mũi tiêm, một số thì không.

Các nhà quản lý đã sớm được thông báo về lỗi này và họ đồng ý cuộc thử nghiệm có thể tiếp tục và cho thêm nhiều tình nguyện viên hơn được chủng ngừa.

Lỗi này không ảnh hưởng đến tính an toàn của vắc-xin.

How the Oxford-AstraZeneca vaccine works and why it matters | Financial  Times

Kết quả là gì?

Khoảng 3.000 người tham gia đã được dùng nửa liều và đủ liều bốn tuần sau đó, và chế độ này dường như mang lại hiệu quả bảo vệ hoặc tính hiệu nghiệm cao nhất trong thử nghiệm – khoảng 90%.

Trong nhóm lớn hơn với gần 9.000 tình nguyện viên, được tiêm đầy đủ hai liều cách nhau bốn tuần, hiệu quả là 62%.

AstraZeneca đã báo cáo những tỷ lệ phần trăm này và cũng nói rằng vắc-xin của họ, có hiệu quả trung bình là 70% trong việc ngăn ngừa Covid-19. Các số liệu khiến một số chuyên gia phải vò đầu bứt tóc.

Giáo sư David Salisbury, chuyên gia miễn dịch và nghiên cứu viên của chương trình sức khỏe toàn cầu của viện tư vấn Chatham House, cho biết: “Các bạn đã thực hiện hai nghiên cứu về sử dụng các liều lượng khác nhau và cho ra một tổ hợp không đại diện cho một trong hai. Tôi nghĩ rằng nhiều người đang gặp khó khăn với điều đó. “

AstraZeneca nhấn mạnh rằng đây chỉ là số liệu ban đầu, chưa hoàn chỉnh – điều này cũng đúng với các kết quả tiêm ngừa vắc-xin của Pfizer và Moderna. Đây chẳng qua là kết quả nghiên cứu khoa học bị diễn dịch theo kiểu truyền thông đại chúng.

Khi có thể, tất cả các công ty sẽ công bố kết quả đầy đủ trên các tạp chí y tế để công chúng xem xét kĩ lưỡng.

Và họ đang gửi dữ liệu đầy đủ cho các cơ quan quản lý để xin phê duyệt khẩn cấp để các nước có thể bắt đầu sử dụng ba loại vắc-xin khác nhau này để chủng ngừa cho toàn bộ dân số.

Điều này có thay đổi được gì không?

Cơ quan Quản lý Dược phẩm Hoa Kỳ, được gọi là FDA, đã nói rằng bất kỳ loại vắc-xin Covid nào cũng cần phải đạt ít nhất 50% hiệu quả để giúp ích trong việc chống lại đại dịch.

Ngay cả khi bạn lấy con số về tính hiệu quả thấp nhất cho vắc-xin của AstraZeneca, nó vẫn vượt qua điểm chuẩn đó.

Phân tích sự công hiệu dựa trên 131 trường hợp nhiễm Covid-19 xảy ra ở những người tham gia nghiên cứu:

  • 101 trường hợp trong số này xảy ra ở những người được tiêm giả dược (nước muối sinh lý hoặc vắc-xin viêm màng não).
  • 30 người còn lại là ở những người được tiêm thật – ba người được tiêm nửa liều mạnh ban đầu và 27 người dùng đủ hai liều.

Các nhà nghiên cứu Oxford đang tìm hiểu lý do tại sao liều thấp hơn và sau đó là một liều đầy đủ dường như lại hoạt động tốt hơn hai liều đầy đủ.

Một ý kiến ​​cho rằng tiêm liều thấp, sau đó liều cao, có thể bắt chước tốt hơn việc nhiễm virus corona và dẫn đến phản ứng miễn dịch tốt hơn.

Nhưng có thể những người tình nguyện được tiêm các liều thấp hơn có hơi khác với những người được tiêm hai liều mạnh.

Moncef Slaoui, trưởng ban cố vấn Operation Warp Speed ​​của Mỹ – một chương trình cung cấp vắc-xin cho Mỹ – nói với các phóng viên Mỹ rằng nhóm nửa liều chỉ bao gồm những người dưới 55 tuổi.

Vì tuổi tác là yếu tố chịu rủi ro lớn nhất dẫn đến bệnh nặng khi Covid-19, một loại vắc-xin bảo vệ người già là cực kỳ quan trọng.

Tuy nhiên, kết quả từ một nghiên cứu giai đoạn hai trước đó về vắc-xin Oxford, được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet, cho thấy vắc-xin đã tạo ra phản ứng mạnh mẽ ở mọi nhóm tuổi.

AstraZeneca cho biết: “Các nghiên cứu được thực hiện với tiêu chuẩn cao nhất.

“Nhiều dữ liệu sẽ tiếp tục được tích lũy và các phân tích bổ sung sẽ được tiến hành qua đó có thể đánh giá chính xác hơn về hiệu quả cũng như thời gian có hiệu lực (của vắc-xin).”

Công ty cho biết họ sẽ thực hiện một nghiên cứu mới để đánh giá việc liều lượng thấp hơn có hiệu quả tốt hơn.

Giám đốc điều hành Pascal Soriot cho biết có thể đó có thể là một “nghiên cứu quốc tế khác, nhưng nghiên cứu này có thể nhanh hơn vì chúng tôi biết tính hiệu quả cao nên chúng tôi cần số lượng bệnh nhân ít hơn”.

Oxford-AstraZeneca Says COVID-19 Vaccine Shows 62-90% Efficacy

Các chuyên gia khác nói gì?

Mặc dù liều lượng khác nhau, các phần còn lại của nghiên cứu không thay đổi so với kế hoạch ban đầu.

Giáo sư Peter Openshaw, một chuyên gia của Đại học Hoàng gia London, nói rằng thông điệp mang về nên là việc chúng ta có ba loại vắc-xin Covid đầy hứa hẹn có thể sớm ra mắt để giúp cứu sống con người.

“Chúng ta phải đợi dữ liệu đầy đủ và xem các cơ quan quản lý nhìn nhận kết quả như thế nào.

“Tất cả những gì chúng ta có để đánh giá đó là một dữ liệu được công bố hạn chế. Tính hiệu nghiệm của vắc-xin Oxford/AstraZeneca có thể thấp hơn các dòng vắc-xin mRNA, nhưng cần phải chờ thêm.”

“Điều đáng chú ý là mỗi thử nghiệm hiện đang cho thấy sự bảo vệ, điều mà chúng ta từng không biết, đang trở thành điều có thể.”

Ông nói thêm: “Chúng ta đã mong muốn có vắc-xin cho nhiều bệnh trong một thời gian dài nhưng tới giờ vẫn chưa có – bệnh HIV, lao và sốt rét là những ví dụ điển hình.

“Các kết quả cho đến nay dường như cho thấy sẽ có vắc-xin ngừa Covid-19, và thực ra, đó là một tin rất tốt.” (BBC)