Giải Nobel Hòa bình được trao cho hai ký giả vì bảo vệ quyền tự do ngôn luận
Hôm thứ Sáu (08/10), Giải Nobel Hòa bình năm 2021 đã được trao cho hai ký giả là bà Maria Ressa và ông Dmitry Muratov, vì những nỗ lực của họ trong việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận ở Philippines và Nga.
Bà Ressa, một ký giả Philippines, đã trở thành người Philippines đầu tiên giành được giải thưởng hòa bình này, và cũng là người phụ nữ đầu tiên được hội đồng Nobel trao tặng giải thưởng danh giá này trong năm nay.
Cơ quan trao giải của Thụy Điển này cho biết trong một tuyên bố công bố những người chiến thắng rằng bà Ressa sử dụng quyền tự do ngôn luận trong tác phẩm của mình “để vạch trần sự lạm dụng quyền lực, sử dụng bạo lực và chủ nghĩa độc tài toàn trị đang ngày càng gia tăng” ở Philippines.
Năm 2012, bà Ressa đã trở thành nhà đồng sáng lập công ty truyền thông kỹ thuật số Rappler, công ty tập trung sự chú ý nghiêm trọng vào “chiến dịch chống nạn ma túy gây chết người, đầy tính tranh cãi” được cho là do chính quyền của nhà lãnh đạo Philippines Rodrigo Duterte thực hiện.
Ký giả Nga Muratov là một trong những nhà sáng lập ra tờ báo độc lập Novaya Gazeta, được thành lập năm 1993. Ông đã giữ chức vụ tổng biên tập cho tờ báo Nga này tổng cộng 24 năm.
Hội đồng Nobel gọi đây là “tờ báo độc lập nhất tại Nga hiện nay, về cơ bản có thái độ phê phán đối với quyền lực.”
Hội đồng này cho biết thêm, kể từ khi được thành lập vào năm 1993, tờ báo này đã xuất bản các bài báo chỉ trích về các chủ đề từ tham nhũng, bạo lực của cảnh sát, bắt giữ bất hợp pháp, gian lận bầu cử và “các nhà máy ranh mãnh” cho đến việc sử dụng lực lượng quân sự Nga ở cả trong và ngoài nước Nga.
Ông Muratov cho biết hôm thứ Sáu (08/10) rằng, ông dành tặng phần thưởng mà mình đạt được cho sáu ký giả đồng sự tại tờ báo Novaya Gazeta, những người được cho là đã bị sát hại vì công việc họ đã làm.
“Ông Igor Domnikov, ông Yuri Shchekochikhin, bà Anna Politkovskaya, ông Stas Markelov, cô Anastasia Baburova, và bà Natasha Estemirova – đây mới chính là những người đã đoạt giải Nobel ngày hôm nay,” ông Muratov nói, kể lại tên của sáu ký giả đã bị sát hại tức những cộng tác viên cho tờ báo mà chân dung của họ đã được treo tại trụ sở chính của tờ báo này.
“Chúng tôi sẽ tận dụng ảnh hưởng của giải thưởng này vào lợi ích của báo chí Nga mà [các nhà chức trách] hiện đang cố gắng đàn áp,” ông nói với Podyom, một trang web báo chí.
Hồi đồng này cho biết: “Báo chí tự do, độc lập và dựa trên sự thật nhằm bảo vệ chống lại sự lạm dụng quyền lực, dối trá và tuyên truyền chiến tranh. Nếu không có tự do ngôn luận và tự do báo chí, sẽ khó có thể thúc đẩy thành công tình huynh đệ giữa các quốc gia, giải trừ quân bị và một trật tự thế giới tốt đẹp hơn để thành công trong thời đại của chúng ta.”
Giải thưởng danh giá này đi kèm với huy chương vàng cùng 10 triệu kronor Thụy Điển (hơn 1.14 triệu USD). Số tiền này đến từ một di chúc được để lại bởi người tạo ra giải thưởng này, nhà phát minh người Thụy Điển Alfred Nobel, người đã qua đời vào năm 1895.
Hôm thứ Hai (04/10), Hội đồng Nobel đã trao giải thưởng về sinh lý học hoặc y học cho hai người Mỹ là ông David Julius và ông Ardem Patapoutian vì những khám phá của họ về cách cơ thể con người cảm nhận nhiệt độ và xúc giác.
Giải Nobel vật lý đã được trao hôm thứ Ba (05/10) cho ba nhà khoa học có công trình tìm thấy rối loạn trật tự bên ngoài, giúp giải thích và dự đoán các lực phức tạp của tự nhiên.
Ông Benjamin List và ông David W.C. MacMillan được vinh danh là hai người đoạt giải Nobel hóa học hôm thứ Tư (06/10) vì đã tìm ra một cách giúp môi trường trong sạch hơn và dễ dàng hơn để tạo ra các phân tử có thể được sử dụng để tạo ra các hợp chất, bao gồm cả thuốc và thuốc trừ sâu.
Hôm thứ Năm (07/10), giải Nobel văn học cũng đã được trao cho tiểu thuyết gia người Tanzania gốc Anh Quốc là ông Abdulrazak Gurnah, người sở hữu tác phẩm nhấn mạnh vào vấn đề thuộc địa và người tị nạn. (T/H, ETV)