Friday, December 20, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Gây chiến thương mại với Úc, Trung Quốc nhận quả đắng

Các biện pháp trừng phạt Úc của Trung Quốc bằng lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa đã phản tác dụng, cho thấy quốc gia phát động chiến tranh thương mại này rất có thể lại là bên thua cuộc.

Gây chiến thương mại với Australia, Trung Quốc nhận quả đắng
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào ngày 9 tháng 1 năm 2018. (Hình AFP/Getty)

Trung Quốc đang phải trả giá đắt cho việc trừng phạt Úc thông qua biện pháp cấm hoặc hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng; ngược lại, Úc dường như đã tránh được tất cả các nguy cơ phân chia tài chính nghiêm trọng cho đến thời điểm này.

Than là mục tiêu mà Trung Quốc nhắm đến đầu tiên trong thương chiến với Úc. Bắc Kinh cấm nhập khẩu mặt hàng này từ Úc nhằm gây áp lực lên Canberra về một số vấn đề, như việc Úc kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của đại dịch coronavirus hoặc quyết định loại Huawei khỏi dự án triển khai mạng 5G tại Úc.

Lượng than nhập khẩu từ Úc của Trung Quốc đã sụt giảm. Dữ liệu theo dõi tàu và cảng của tập đoàn dữ liệu kinh tế Refinitiv cho thấy chỉ có 687,000 tấn than được xuất kho trong tháng 12 năm 2020, giảm 9.46 triệu tấn so với mức đỉnh vào tháng 6 năm ngoái. Nhưng dữ liệu cũng cho thấy xuất khẩu nói chung của Úc không thực sự bị ảnh hưởng, tháng 12 vừa qua Úc đạt được một thỏa thuận xuất khẩu than trị giá 33.82 triệu tấn -là tháng tốt nhất trong năm 2020.

Trong khi đợt rét đậm trên khắp Bắc Á thúc đẩy nhu cầu nhập than từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, thì Úc cũng đang nỗ lực vận chuyển nhiều than hơn cho các khách hàng tiêu thụ trong các khu vực như Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan.

Trung Quốc đã tự cắt nguồn cung rất lớn của mình vào đúng thời điểm toàn cầu thiếu hụt than đá. Nước này đã tự mình  áp đặt thuế cao đối ngành khai thác đồng của chính mình trong khi các thợ khai thác đồng của Úc lại không bị ảnh hưởng từ chính sách này, họ có thể dễ dàng bán sản phẩm cho những nước khác.

Than không chỉ là một ví dụ tiêu biểu về hiện tượng giá cả có lợi cho Úc và bất lợi cho Trung Quốc. Xuất khẩu than của Úc trị giá 3.7 tỷ đô la Úc ( tương đương 2.87 tỷ USD) trong tháng 12 năm ngoái, cao nhất kể từ tháng 5 năm 2020, theo dữ liệu từ Cục Thống kê Úc.

Giá than nhiệt tiêu chuẩn của Úc, chỉ số hàng tuần Newcastle, được đánh giá bởi cơ quan báo cáo giá hàng hóa Argus, kết thúc ở mức 87.52 USD/ tấn vào ngày 22 tháng 1 năm 2021. Con số này tăng 89% so với mức thấp nhất của năm 2020 là 46.37 USD vào tháng 9, ngay tại thời điểm mối lo ngại của thị trường về tác động của lệnh cấm nhập khẩu có hiệu lực của Trung Quốc lên cao nhất.

Giá than nhập từ Úc tăng đã khiến việc mua than nhập khẩu của Trung Quốc trở nên đắt đỏ hơn bao giờ hết. Điều đó đã cho phép giá nội địa tiếp tục tăng do họ không phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất nước ngoài.

Giá than nhiệt tại Tần Hoàng Đảo (Trung Quốc) đã giảm trong những ngày gần đây ở mức 873 NDT (135.14 USD)/ tấn vào ngày 26/1/2021, giảm so với mức cao nhất vừa qua là 1,038 NDT. Nhưng ngay cả với mức giá đã giảm này, giá than tiêu chuẩn của Trung Quốc vẫn cao hơn 87% so với mức thấp nhất năm 2020 là 467 NDT/ tấn của tháng 5 -cao hơn nhiều so với mức 520-570 NDT được các nhà chức trách đề xuất vì nó đảm bảo rằng các mỏ vẫn có lãi nhưng chi phí nhiên liệu cho các tiện ích không quá cao.

Không chỉ với than đá mà Úc dường như còn nắm thế thượng phong trong cuộc tranh chấp thương mại này: xuất khẩu ngũ cốc đã tăng lên 1.19 tỷ đô la Úc vào tháng 12 năm 2020, mức cao nhất từng được ghi nhận và gần gấp ba lần giá trị xuất khẩu trong tháng 11.

Trung Quốc đã áp thuế 80.5% đối với nhập khẩu lúa mạch của Úc vào tháng 5 năm ngoái, làm thương mại giữa hai quốc gia bị thiệt hại nặng nề. Nhưng vượt qua những ảnh hưởng nặng nề ban đầu, người nông dân trồng lúa mạch Úc đã thành công trong việc chuyển sang thị trường thay thế khác hoặc trồng các loại cây khác.

Trung Quốc cũng có lệnh cấm nhập khẩu không chính thức đối với quặng và tinh quặng đồng từ Úc, nước từng là nhà cung cấp lớn thứ năm của đại lục. Tuy nhiên, sự thiếu hụt toàn cầu về quặng đồng khai thác có nghĩa là Trung Quốc đang bị buộc phải trả giá cao hơn cho nguồn cung. Đồng thời, các nhà máy luyện kim của nước này buộc phải cắt giảm chi phí xử lý và tinh chế -điều có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thành phẩm của họ – do phải vật lộn để tìm nguồn nguyên liệu mới.

Trung Quốc chưa áp đặt bất kỳ hạn chế nào đối với mặt hàng quan trọng nhất mà họ vẫn mua từ Úc: quặng sắt, nhưng họ đang phải trả giá đắt khi mua nguyên liệu sản xuất thép do vấn đề nguồn cung ở Brazil, nước xuất khẩu lớn thứ hai sau Úc.

Xuất khẩu quặng kim loại của Úc, bao gồm quặng sắt và đồng, năm ngoái đã tăng lên mức kỷ lục 15.2 tỷ đô la Úc trong tháng 12, tăng 22.6% vào tháng 11, theo số liệu thống kê chính thức.

Nhìn chung, xuất khẩu của Úc sang Trung Quốc là 13.34 tỷ đô la Úc trong tháng 12 vừa qua, mức cao nhất kể từ tháng 6, phản ánh nhu cầu mạnh mẽ đối với quặng sắt, khí đốt tự nhiên hóa lỏng và một số mặt hàng nông nghiệp.

Kể từ khi Trung Quốc bắt đầu các hành động thương mại chống lại Úc, các con số dường như đang nghiêng nhiều về Canberra. Điều này dường như đã khiến Trung Quốc học được một bài học khá đắt giá: nếu bạn vẫn còn có nhu cầu đối với các sản phẩm ở thị trường mà muốn áp đặt thuế quan cao hoặc lệnh cấm nhập khẩu, thì việc tìm nguồn cung cấp thay thế cho các sản phẩm này từ các nhà cung cấp khác sẽ tốn kém hơn rất nhiều. (NTD)