Thursday, January 23, 2025

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

EU tự cho mình quyền chặn các lô hàng vắc-xin tới Úc; trong lúc cuộc chiến giành vắc-xin bùng nổ

Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra các quy định chặt chẽ hơn đối với việc xuất khẩu vắc-xin COVID-19 có thể ngăn chặn các lô hàng đến các quốc gia không thuộc EU bao gồm Úc, trong bối cảnh tranh chấp ngày càng sâu sắc với các nhà sản xuất thuốc Pfizer và AstraZeneca về nguồn cung cấp các mũi tiêm có khả năng cứu sống.

Những điểm chính:

• EU công bố kế hoạch thắt chặt các quy tắc xuất khẩu vắc-xin coronavirus được sản xuất trong khối

• Biện pháp này có thể được sử dụng để chặn các chuyến hàng đến nhiều quốc gia không thuộc EU

• Úc sẽ thực hiện các bước để đảm bảo các chuyến hàng vắc-xin đến Úc vẫn đi đúng lịch trình

Tại Úc, Chính phủ Liên bang cho biết họ sẽ thực hiện các bước để đảm bảo Úc nhận được 1.2 triệu liều vắc-xin AstraZeneca theo đơn đặt hàng từ châu Âu bất chấp các biện pháp kiểm soát xuất khẩu được áp đặt hôm nay.

Người phát ngôn của Bộ trưởng Bộ Y tế Greg Hunt cho biết: “Như đã đề ra vào đầu tuần này, Chính phủ vẫn đang theo dõi việc bắt đầu triển khai Pfizer vào cuối Tháng Hai, bắt đầu với khoảng 80,000 liều mỗi tuần”.

“Ngoài ra, việc triển khai liều lượng quốc tế AstraZeneca đang được triển khai vào đầu tháng 3 với sự chấp thuận của TGA và xác nhận vận chuyển cuối cùng”.

Đến cuối tháng 3, Chính phủ dự đoán sẽ có thêm 2 triệu vắc-xin được sản xuất ngay tại Úc.

“Những dự báo này đã tính đến những thách thức về nguồn cung cấp toàn cầu đối với cả Pfizer và AstraZeneca cũng như các đề xuất quản lý của châu Âu”, phát ngôn viên của ông Hunt cho biết.

“Vấn đề đã được xác nhận bởi những người đứng đầu của Pfizer và AstraZeneca trong các cuộc thảo luận với Bộ trưởng Bộ Y tế trước thông báo hôm Thứ Hai và sau đó đã được cả hai công ty xác nhận lại”.

Người phát ngôn cho biết thêm, bất kỳ ai ở Úc muốn được chủng ngừa đều có thể thực hiện cho đến cuối tháng 10.

Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh và Nhân viên Quốc phòng Darren Chester cho biết sẽ gửi đại diện đến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để đảm bảo các chuyến hàng vắc-xin đến Úc vẫn đi đúng lịch trình.

Ông Chester nói: “Những cú sốc về nguồn cung cấp này không nằm ngoài dự đoán của bản chất của virút”.

“Nhưng tôi đã được các đồng nghiệp trấn an và tôi hiểu Greg Hunt với tư cách là Bộ trưởng đang thực hiện tất cả các động thái có trách nhiệm mà bạn cần thực hiện để đảm bảo rằng nguồn cung cấp luôn có sẵn cho chúng tôi”.

Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU), Ursula von der Leyen. (Hình AFP)

EU gây tranh cãi về nguồn cung cấp vắc-xin cho các nước thành viên EU

Việc EU có thể cấm xuất khẩu vắc-xin ngừa COVID-19 đã vấp sự phản đối kịch liệt từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và có nguy cơ châm ngòi mâu thuẫn với Anh vài tuần sau khi Anh hoàn tất việc rút khỏi EU.

Liên minh châu Âu (EU) ngày 29/1 đã công bố biện pháp nhằm tiến tới giám sát và trong một số trường hợp có thể cấm xuất khẩu vắc-xin ngừa COVID-19 tại các nhà máy sản xuất đặt tại các nước thành viên Liên minh châu Âu, trong bối cảnh căng thẳng giữa khối này và hãng dược phẩm AstraZeneca gia tăng liên quan đến vấn đề giao nhận vắc-xin.

Động thái này của EU đã vấp sự phản đối kịch liệt từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và có nguy cơ châm ngòi mâu thuẫn với Anh vài tuần sau khi Anh chính thức hoàn tất việc rút khỏi EU.

Biện pháp của EU chỉ có hiệu lực với các nhà máy sản xuất vắc-xin ngừa COVID-19 nằm trong các hợp đồng mua bán vắc-xin đã ký giữa các hãng dược phẩm và EU.

Theo đó, các nhà máy thuộc diện này hoạt động trên lãnh thổ các nước thành viên EU sẽ phải xin cấp phép xuất khẩu vắc-xin cho các nước ngoài khối, đồng thời cung cấp kế hoạch xuất khẩu trước 3 tháng.

Ban đầu, biện pháp này dự kiến được thực hiện trong 6 tuần, nhưng sau đó đã được gia hạn đến ngày cuối tháng 3/2021. Nhiều quan chức EU bày tỏ mong muốn kế hoạch này sẽ có hiệu lực trong ngày 30/1.

Trả lời báo giới, Phó Chủ tịch EU Valdis Dombrovskis nhấn mạnh EU đã hỗ trợ tài chính cho các các công ty này để tăng sản lượng, do đó EU mong chờ sớm được tiếp nhận vắc-xin.

Ông nhấn mạnh biện pháp mà EU đưa ra trong tình thế cấp bách. Mục đích của kế hoạch này là đảm bảo sự minh bạch và trong trường hợp cần thiết, nó cũng cung cấp công cụ để đảm bảo cho công tác chuyển giao vắc-xin.

Các quan chức của EU cũng khẳng định rằng biện pháp này không nhằm vào riêng AstrZeneca, mà tất cả các công ty xuất khẩu vắc-xin ngừa COVID-19 có hợp đồng mua bán vắc-xin với EU.

Cuộc chiến giành vaccine Covid-19: EU tính chặn xuất khẩu vaccine trả đũa Anh. (Nguồn: Global News)
EU có thể ngăn chặn việc xuất khẩu vắc-xin ngừa Covid-19 của Pfizer cho Anh để giữ lại những nguồn cung cho các nước thành viên trong khối. (Hình Global News)

Cuộc chiến giành vắc-xin Covid-19: EU tính chặn xuất khẩu vắc-xin trả đũa Anh?

Hầu hết các quốc gia trong và quanh châu Âu không là thành viên EU, như Thụy Sĩ, các quốc gia ở vùng Balkan hoặc Công quốc Monaco, được miễn trừ khỏi biện pháp này. Anh -nước đã rời khỏi EU vào năm 2020, cũng không nằm trong danh sách các nước thực hiện biện pháp này.

Thủ tướng Anh Boris Johnson trong ngày 29/1 đã có cuộc điện đàm với Chủ tịch EU Ursula von der Leyen, bày tỏ quan ngại về biện pháp trên của EU.

Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết nhà lãnh đạo nước này đã bày tỏ quan ngại về những hậu quả của biện pháp mà EU vừa công bố.

Thủ tướng Anh Boris Johnson (Hình Getty)

Biện pháp kiểm soát xuất khẩu của EU bao gồm điều khoản đình chỉ một phần các điều khoản trong thỏa thuận thương mại hậu Brexit cho phép hàng hóa lưu thông qua biên giới Ireland.

Người phát ngôn Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh Michael Gove đã gọi điện cho Phó Chủ tịch EU Maros Sefcovic để  bày tỏ mối quan ngại của Anh trước việc thiếu thông báo của EU về hành động của khối.” Người phát ngôn này cho biết Anh “xem xét cẩn thận các bước tiếp theo của mình.”

Phản ứng trước động thái của EU, Giám đốc phụ trách vấn đề tiếp cận dược phẩm và các sản phẩm y tế của WHO, bà Mariangela Simao cho rằng giải pháp EU đưa ra nằm trong xu hướng rất đang quan ngại tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho hoạt động cung ứng vắc-xin toàn cầu.

Căng thẳng giữa EU và AstraZeneca phát sinh sau khi hãng dược phẩm này tuyên bố cắt giảm 60% số lượng vắc-xin cung cấp cho EU trong quý đầu năm 2021.

AstraZeneca giải thích nguyên nhân là do hoạt động sản xuất vắc-xin tại nhà máy tại Anh gặp vấn đề. Để bù lại lượng vắc-xin giảm do các vấn đề nảy sinh ở nhà máy tại Bỉ, giới chức EU đề nghị AstraZeneca chuyển một phần trong số vắc-xin sản xuất tại Anh sang cho EU.

Tuy nhiên, Giám đốc Điều hành AstraZeneca, Pascal Soriot cho biết các thỏa thuận hợp đồng với Anh không cho phép công ty làm việc này./. (NQ, T/H, VN+)