Elon Musk kêu gọi ‘những người chỉ trích nhiều nhất’ ở lại Twitter: ‘Đó là ý nghĩa của tự do ngôn luận’
Như đã được xác nhận hôm thứ Hai (25/04) rằng ông Elon Musk sẽ mua Twitter và chuyển công ty này sang chế độ tư hữu hóa, nhà sáng lập Tesla này đã kêu gọi “những người chỉ trích nhiều nhất” của mình ở lại Twitter.
Ông ấy viết trong một bài đăng trên Twitter: “Tôi hy vọng rằng kể cả những người chỉ trích tôi nhiều nhất vẫn ở trên Twitter, bởi vì đó là mới là ý nghĩa của tự do ngôn luận.”
Ông Musk đã nhiều lần kêu gọi loại bỏ một số quy tắc kiểm duyệt nội dung của Twitter mà các nhà chỉ trích cho rằng [việc này] tương đương với kiểm duyệt chính trị.
Ông Musk nói tại một hội nghị TED trong một cuộc phỏng vấn vào tháng Tư: “Người mà quý vị không thích có được phép nói điều gì đó mà quý vị không thích không? Và nếu trường hợp đó xảy ra, thì chúng ta có quyền tự do ngôn luận.”
Sau khi được thông báo rằng ông Musk, người được ước tính [có tài sản] trị giá khoảng 270 tỷ USD, sẽ mua Twitter với giá 44 tỷ USD, ông đã đưa ra một tuyên bố rằng “quyền tự do ngôn luận là nền tảng của một nền dân chủ đang vận hành và Twitter là quảng trường thành phố kỹ thuật số.” Bài đăng trên Twitter đó là bài đăng đầu tiên của ông ấy kể từ khi thỏa thuận được ký kết.
Ông Musk nói rằng ông ấy muốn “cải thiện Twitter” bằng cách kết hợp các tính năng sáng tạo và làm cho các thuật toán của nó trở thành mã nguồn mở nhằm mục đích “tăng độ tin cậy” trong cơ sở người dùng của công ty. Hơn nữa, ông nói thêm rằng Twitter dưới sự lãnh đạo của ông sẽ cố gắng hạn chế chương trình thư rác cũng như tính năng “xác thực tất cả mọi người”, những ai sử dụng nền tảng này.
Trước khi thỏa thuận được thực hiện, ông Musk nhấn mạnh rằng ông muốn củng cố quyền ngôn luận tự do trên Twitter và “mở khóa” “tiềm năng phi thường” của công ty này.
Ông Musk viết trong lá thư đề nghị gửi Twitter hồi đầu tháng này: “Tôi đã đầu tư vào Twitter vì tôi tin vào tiềm năng trở thành nền tảng cho tự do ngôn luận trên toàn cầu của nó, và tôi tin rằng tự do ngôn luận là một ‘mệnh lệnh xã hội’ đối với một nền dân chủ đang vận hành. Tuy nhiên, kể từ khi thực hiện khoản đầu tư của mình, tôi nhận ra rằng công ty sẽ không phát triển mạnh cũng như không phục vụ mệnh lệnh xã hội ở dạng thức hiện tại. Twitter cần được chuyển đổi thành một công ty tư nhân.”
Cổ phiếu tăng 6% lên 51.90 USD sau tin tức này. Thỏa thuận này cao hơn gần 40% so với giá đóng cửa một ngày trước khi ông Musk tiết lộ rằng ông đã mua hơn 9% cổ phần. Mặc dù vậy, lời đề nghị này vẫn thấp hơn phạm vi 70 USD mà Twitter đã giao dịch vào năm ngoái.
Giao dịch này đã được hội đồng quản trị của Twitter chấp thuận và bây giờ là tùy thuộc vào một cuộc bỏ phiếu của cổ đông. Các nhà phân tích cho biết sẽ không có rào cản pháp lý nào.
Trong một tuyên bố chuẩn bị, công ty cho biết ông Musk đã huy động được khoản vay nợ 25.5 tỷ USD gồm cả khoản vay ký quỹ, bên cạnh việc cung cấp cam kết vốn cổ phần 21 tỷ USD. (T/H, ETV)