Dù có vắc-xin hay không, các nhà khoa học tin rằng virus Corona sẽ ‘vẫn luôn tồn tại’
Virus Corona dễ lây truyền, nhiều chủng mới; và sự giới hạn của các chương trình tiêm chủng đều có nghĩa là virus này sẽ tồn tại trong nhiều năm. Và một thực tế lạnh lùng bắt đầu hé lộ…
Các loại vắc-xin đã làm dấy lên hy vọng, nhưng “thực tế lạnh lùng” bắt đầu hé lộ rằng virus Corona có lẽ vẫn luôn tồn tại.
Các chính phủ và doanh nghiệp đang ngày càng chấp nhận những gì mà các nhà dịch tễ học đã cảnh báo từ lâu: Mầm bệnh sẽ “lưu hành” trong nhiều năm, hay thậm chí nhiều thập kỷ, khiến xã hội phải chung sống với virus Corona giống như với các bệnh đặc hữu khác như cúm, sởi và HIV.
Việc xóa sổ cực kỳ khó khăn?
Các nhà dịch tễ học cho biết: Sự dễ dàng lây lan của virus Corona, sự xuất hiện các chủng mới và khả năng tiếp cận vắc-xin kém ở nhiều nơi trên thế giới –có nghĩa là virus Covid-19 có thể chuyển từ một đại dịch thành một bệnh đặc hữu, ngụ ý về những thay đổi lâu dài đối với hành vi của cá nhân và xã hội.
“Trải qua năm giai đoạn đau buồn, chúng ta cần đến giai đoạn chấp nhận rằng sự sống của chúng ta sẽ không giống nhau”, Thomas Frieden, cựu giám đốc của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết. “Tôi không nghĩ rằng thế giới đã thực sự hiểu rằng đây là những thay đổi lâu dài”.
“Chúng tôi cho rằng nó sẽ tồn tại trong nhiều năm hoặc tồn tại vĩnh viễn, giống như bệnh cúm”, Jiwon Lim, phát ngôn viên của SD Biosensor, Inc. của Hàn Quốc –một nhà sản xuất thử nghiệm các bộ dụng cụ chẩn đoán tại nhà cho biết.
Chỉ có một loại virus đã từng bị tiêu diệt hoàn toàn, đó là bệnh đậu mùa.
• Bệnh đậu mùa đã tồn tại hàng nghìn năm, giết chết hàng triệu người và 30% trường hợp mắc bệnh đã tử vong.
• Nó đã bị xóa sổ nhờ một chương trình hợp tác tiêm chủng toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu.
• Trường hợp mắc bệnh tự nhiên cuối cùng được ghi nhận là ở Somalia vào năm 1977.
Năm 1978, một tai nạn trong phòng thí nghiệm đã dẫn đến cái chết của một người vì căn bệnh này.
Chiến tranh sinh học
Tháng 9/2019, LiveScience đã báo cáo rằng hai phòng thí nghiệm vẫn còn lưu trữ virus bệnh đậu mùa. Một đám cháy được cho là đã bùng phát vào ngày 16/9/2019, sau một vụ nổ tại một phòng thí nghiệm bí mật ở Nga –một trong hai nơi duy nhất trên thế giới lưu giữ virus variola gây bệnh đậu mùa.
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Nhà nước về Virus và Công nghệ Sinh học (còn gọi là Viện Vector), nằm gần Novosibirsk ở Siberia, nghiên cứu một số loại virus đáng sợ, bao gồm Ebola, bệnh than và virus sốt xuất huyết Marburg.
Là một phòng thí nghiệm vũ khí sinh học thời Chiến tranh Lạnh, Viện Vector từng có khoảng 100 tòa nhà và thậm chí là nghĩa trang riêng của mình. Thậm chí, có một nhà khoa học ở đó đã tự tiêm vào mình loại virus Marburg gây chết người.
Phòng thí nghiệm khác được WHO cho phép nghiên cứu bệnh đậu mùa –được tuyên bố là đã bị xóa sổ vào năm 1980 – là Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) ở Atlanta, Georgia.
Không ai biết khi nào một người điên làm việc trong phòng thí nghiệm –có thể quyết định làm điều gì đó. Và tai nạn cũng có thể xảy ra.
Nhiều người tin rằng nguồn gốc của virus Corona là từ một phòng thí nghiệm sinh học ở Trung Quốc.
Những đột biến đặc hữu
Giống như bệnh cúm, các đột biến của virus Corona có xu hướng trở thành bệnh dịch vì chúng lây lan qua các hành động thông thường như qua hơi thở và nói chuyện. Điều đó khiến virus này trở nên đặc biệt khó tiêu diệt.
Có lẽ mọi người sẽ cần tiêm phòng hàng năm, giống như bệnh cúm. Bất chấp điều đó, virus Corona sẽ vẫn là một “thế lực gây rối” trong một thời gian dài. (NTD)