Saturday, November 23, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Dự án Sharp Eyes: Từ Sơn Đông đến Tân Cương (Phần 2)

Bài trước trong loạt bài về Sharp Eyes đã giới thiệu sơ lược các thông tin cơ bản về dự án Sharp Eyes, là một chương trình giám sát của chính quyền Trung Quốc, sử dụng công nghệ hiện đại kết hợp với vận động tuyên truyền của thời Đại Cách mạng Văn hóa, và tập trung vào các vùng nông thôn, nơi lực lượng an ninh mỏng hơn so với các khu vực thành thị. Dự án này đã thể hiện rõ tham vọng của Bắc Kinh, không chỉ ở phạm vi bao phủ khắp cả nước mà còn ở việc đưa các yếu tố của an ninh công cộng và quản lý đô thị kết hợp thành một hệ thống chung. 

Hơn 20 tài liệu cơ bản về Sharp Eyes được công khai không cung cấp những thông tin cụ thể rõ ràng về kế hoạch để triển khai toàn dự án, mà thay vào đó dự án này gần như hoàn toàn phụ thuộc vào chính quyền địa phương. Bài viết này sẽ đi sâu vào phân tích Sharp Eyes, về cách mà chương trình này kết hợp các công nghệ hiện đại với vận động tuyên truyền người dân giám sát các nguồn video cộng cộng, và sử dụng TV hoặc thiết bị di động để báo cáo các hiện tượng đáng ngờ.

Một bản đồ tương tác về thông tin cơ bản của các dự án Sharp Eyes trên toàn Trung Quốc đã được China Digital Times giới thiệu và cập nhật. Bản đồ sẽ dẫn liên kết đến các trang web của một số dự án Sharp Eyes, cũng như các mô tả ngắn gọn về các công ty tham gia thầu dự án và liên kết đến các tài liệu đấu thầu mà các biên tập viên và nhà nghiên cứu từ China Digital Times đã sử dụng để xác minh và bổ sung các thông tin có sẵn. Mặc dù đây không phải là một bản đồ chi tiết và toàn diện với tất cả các dự án Sharp Eyes, bản đồ này có thể sử dụng như một minh họa trực quan về mức độ tham vọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) qua Sharp Eyes. 

Bản đồ này có thể sử dụng như một minh họa trực quan về mức độ tham vọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) qua Sharp Eyes. 
Bản đồ này có thể sử dụng như một minh họa trực quan về mức độ tham vọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) qua Sharp Eyes.

Thành phố Lâm Nghi: Mô hình kiểu mẫu

Huyện Bình Ấp ở thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông là nơi đầu tiên áp dụng Sharp Eyes và mô hình ở đây được sử dụng như một kiểu mẫu cho các dự án Sharp Eyes khác trên toàn quốc. Vào năm 2016, chính quyền thành phố Lâm Nghi đã thuê một đội kỹ thuật viên từ công ty công nghệ Dahua để phác thảo kế hoạch xây dựng. Theo các báo cáo từ Trung Quốc, khu vực này được chọn để triển khai làm mô hình kiểu mẫu vì có tỉ lệ tội phạm cao và thiếu lực lượng cảnh sát. Sau khi chứng kiến sự thành công của công cụ giám sát video đối với tỉ lệ tội phạm ở các vùng nông thôn, chính quyền địa phương đã áp dụng để triển khai mô hình này.

Với kế hoạch đã có, ủy ban thành phố sau đó đã kết hợp Sharp Eyes vào “Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của thành phố Lâm Nghi”. Để giảm thiểu chi phí, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Sơn Đông trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet và tận dụng băng thông sẵn có, và Tập đoàn Công nghệ Điện tử Seasoft cũng có trụ sở tại tỉnh này trở thành nhà cung cấp phần mềm và ứng dụng. Cuối cùng, có 4.611 “nền tảng quản trị tích hợp” đã được xây dựng để hợp lý hóa công việc “duy trì trật tự công cộng” giữa các cơ quản chính phủ khác nhau.

Thành phố Linyi thành lập các tổ kỹ thuật và giám sát Sharp Eyes, kết hợp với những nỗ lực mang tính toàn diện để cải thiện khả năng giám sát ở các vùng nông thôn. 876 thành viên từ những ủy bản quản lý các thành phố và huyện đã được phân vào vị trí quản lý ở các vùng nông thôn có nền tảng an ninh yếu, để cung cấp hỗ trợ trong việc xây dựng các hệ thống video giám sát. Vào mỗi tháng, các thành viên trong ủy ban phải xếp hạng công việc của từng quận và huyện. Những người chịu trách nhiệm cho các dự án bị chậm tiến độ sẽ phải tham gia các cuộc phỏng vấn và thảo luận trực tiếp, được thực hiện bởi các nhà lãnh đạo của Đảng ủy thành phố liên quan.

Cuối cùng, có 4.611 “nền tảng quản trị tích hợp” đã được xây dựng để hợp lý hóa công việc “duy trì trật tự công cộng” giữa các cơ quản chính phủ khác nhau.
Cuối cùng, có 4.611 “nền tảng quản trị tích hợp” đã được xây dựng để hợp lý hóa công việc “duy trì trật tự công cộng” giữa các cơ quản chính phủ khác nhau. (Ảnh chụp video)

Chính quyền thành phố ưu tiên việc xây dựng hệ thống giám sát video là một trong “Top 10 dự án sinh kế của thành phố”. Ngân sách ở mọi cấp độ sẽ cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính chủ chốt cho việc xây dựng video. Chính quyền trung ương cung cấp 28 triệu NDT (khoảng 91,7 tỷ VND) cho quỹ xây dựng, trong khi đó các ủy ban quản lý cấp thành phố và cấp huyện cung cấp hơn 24 triệu NDT (khoảng 78,6 tỷ VND). Ngoài ra còn có hỗ trợ tài chính từ các cá nhân, với hơn 13 triệu NDT (khoảng 42,6 tỷ VND) có được từ các hoạt động, đơn cử như chiến dịch “Tôi đem sự bình an đến quê hương tôi”. 

Tân Cương: ‘Phòng thí nghiệm’ nghiên cứu giám sát

Sharp Eyes cũng đã được triển khai ở phía tây bắc Tân Cương, là tiêu điểm tăng cường an ninh của Bắc Kinh và từng leo thang cuộc bạo động vào năm 2009 đã khiến ít nhất 200 người chết. Một cuộc đàn áp sau đó, lấy danh nghĩa chống khủng bố, đã xảy ra khi chính quyền thắt chặt kiểm soát với các hoạt động văn hóa và tôn giáo của người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Ước tính có khoảng 1,5 triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang bị giam giữ trong các trại tập trung nhằm mục đích “tái lập lại bản sắc” của người Duy Ngô Nhĩ. Sau khi các trại tập trung được xây dựng hàng loạt vào năm 2017, nhà nghiên cứu Adrian Zenz đã trích dẫn các số liệu của chính phủ khu vực này, cho thấy lượng chi tiêu cho an ninh của Tân Cương đã tăng 92,8%, từ 30,05 tỷ NDT (khoảng 98,5 nghìn tỷ VND) vào năm 2016 đến 57,95 NDT (khoảng 189,9 nghìn tỷ VND) vào năm 2017. Đây là mức tăng gần gấp 10 lần sau 1 thập kỷ, và tăng gấp 3 lần so với mức trung bình bình quân đầu người quốc gia. Các báo cáo của truyền thông Trung Quốc tuyên bố rằng Tân Cương có 30 trên tổng số 80 dự án trên toàn quốc có tổng giá trị đầu tư hơn 100 triệu NDT (khoảng 327,7 tỷ VND), và 9 trong số 80 dự án đó là các dự án Sharp Eyes. Tổng giá trị đầu tư của tất cả 30 dự án ở Tân Cương lên đến 14,36 tỷ NDT (khoảng 47 nghìn tỷ VND), chiếm hơn 55% tổng chi tiêu trên toàn quốc.

Ước tính có khoảng 1,5 triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang bị giam giữ trong các trại tập trung nhằm mục đích “tái lập lại bản sắc” của người Duy Ngô Nhĩ.
Ước tính có khoảng 1,5 triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang bị giam giữ trong các trại tập trung nhằm mục đích “tái lập lại bản sắc” của người Duy Ngô Nhĩ. (Getty)

Karamay, một thành phố ở phía bắc Tân Cương, đã được thiết kế như một thành phố kiểu mẫu của quốc gia để áp dụng Sharp Eyes vào năm 2016. Trước tháng 7/2017, hệ thống mạng và camera đã được hoàn thành trên toàn thành phố và các quận lân cận. Nằm sắt biên giới Kazakhstan, Karamay là một trong những nơi đầu tiên áp dụng các chính sách đàn áp người Hồi giáo, và hiện là địa điểm chính cho các trại tập trung.

Trước khi kết thúc năm 2017, hệ thống camera đã được hoàn thành ở các điểm công nghiệp chính, đơn vị, nút giao thông, khu vực công cộng đông dân cư và tất cả các bệnh viện, trường học ở Karamay. Hệ thống camera này bao gồm hơn 800 điểm giám sát video trên khắp các danh lam thắng cảnh trong thành phố. Hơn 100 trung tâm điều khiển đã được tích hợp cùng với nguồn dữ liệu giám sát an ninh với hơn 12.000 đường kết nối để có thể giám sát ở từng cấp độ và hoạt động 24/24. Cuối cùng, có 3 hệ thống camera phạm vi lớn trong thành thị, cho khả năng bao phủ lớn hơn nữa để giải quyết vấn đề an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, chống khủng bố và “tụ họp trái phép”.

Các dự án khác đã được hoàn thành ở Kashgar (một trong những thành phố được kiểm soát chặt chẽ nhất ở Tân Cương), quận Tianshan ở Urumqi, tỉnh Hotan, huyện Toli ở tỉnh Tacheng và huyện Yining ở khu Ili Kazakh Autonomous. Ngoài ra còn có một công trình đang được thầu bởi Tập đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương, một tổ chức kinh tế-quân sự có thẩm quyền dân sự đối với phần lớn khu vực.

Karamay, một thành phố ở phía bắc Tân Cương, đã được thiết kế như một thành phố kiểu mẫu của quốc gia để áp dụng Sharp Eyes vào năm 2016.
Karamay, một thành phố ở phía bắc Tân Cương, đã được thiết kế như một thành phố kiểu mẫu của quốc gia để áp dụng Sharp Eyes vào năm 2016 (Wikipedia/CC BY-SA 4.0)

Hai trong số những bên được hưởng lợi chính khi đầu tư vào an ninh ở Tân Cương là công ty Dahua và Hikvision – hai công ty chính sản xuất các sản phẩm công nghệ giám sát cho các dự án Sharp Eyes – kể từ năm 2016 đã trúng hơn 1 tỷ USD (khoảng 23 nghìn tỷ VND) từ các dự án an ninh trong khu vực. Họ là hai nhà sản xuất camera an ninh lớn nhất thế giới, và cả hai đều bị cấm ở Hoa Kỳ. 

Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc (CETC), là một công ty trực thuộc nhà nước Trung Quốc và là công ty mẹ của Hikvision, đã mở rộng quy mô đến hơn 110 quốc gia và khu vực trên khắp thế giới. Tại Tân Cương, một công ty con của CETC đã tạo ra một hệ thống kiểm soát mang tên Nền tảng Hoạt động Kết nối Tích hợp (IJOP). Hệ thống này, không liên quan đến Sharp Eyes, giám sátsinh hoạt hằng ngày của người Duy Ngô Nhĩ, mới đây đã được phát hiện bởi Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch).

Cho đến nay, một ví dụ điển hình rõ ràng về việc CETC đã tham gia vào dự án Sharp Eyes là thông qua công ty con Sun Create Electronic có trụ sở tại tỉnh An Huy. Vào năm 2018, công ty này đã thắng được gói thầu trị giá 6,37 tỷ NDT (khoảng 20,9 nghìn tỷ VND) từ một dự án Sharp Eyes tại Hợp Phì, tỉnh An Huy. Vào năm 2019 họ thắng một gói thầu khác ở thành phố Hoàng Sơn, cũng thuộc tỉnh này.

Trong thư trao đổi với China Digital Times, cô Maya Wang, người đã viết những báo cáo gần đây về IJOP, nhấn mạnh về những mục tiêu rõ ràng của Bắc Kinh về việc mở rộng tầm giám sát của Sharp Eyes: “Tham vọng về giám sát toàn bộ và kiểm soát xã hội không chỉ giới hạn ở mỗi Tân Cương – mặc dù đó là một khu vực mà sự kiểm soát đã vi phạm nhân quyền và quá rõ ràng. Tham vọng này ở mức độ một quốc gia”.

“Tham vọng về giám sát toàn bộ và kiểm soát xã hội không chỉ giới hạn ở mỗi Tân Cương - mặc dù đó là một khu vực mà sự kiểm soát đã vi phạm nhân quyền và quá rõ ràng. Tham vọng này ở mức độ một quốc gia”.
“Tham vọng về giám sát toàn bộ và kiểm soát xã hội không chỉ giới hạn ở mỗi Tân Cương – mặc dù đó là một khu vực mà sự kiểm soát đã vi phạm nhân quyền và quá rõ ràng. Tham vọng này ở mức độ một quốc gia”. (Tổng hợp)

Quản lý “Cư dân đặc biệt” và Phương pháp đô thị

Một trong những mục tiêu hàng đầu của Sharp Eyes là mong muốn giải quyết những “cư dân đặc biệt”. Khá nhiều dự án Sharp Eyes, bao gồm dự án ở thành phố Lâm Nghi, tỉnh sơn đông và huyện Du Trung trong thành phố Tây Ninh, tỉnh Thanh Hải, đã đề cập đến thuật ngữ “quản lý dịch vụ cư dân đặc biệt”. Một bài đăng trên kênh truyền thông Sohu của Trung Quốc giải thích rằng “cư dân đặc biệt” là các nhóm người bao gồm người bị bệnh tâm thần, nghiện chất kích thích và đang trong quá trình được đặc xá hoặc hưởng án treo.

Mục tiêu của Sharp Eyes là xác định là quản lý con số chính xác những cá nhân này, và đưa thông tin của họ lên hệ thống mạng lưới quản lý, từ đó có thể xác định chính xác vị trí của họ và chính quyền không thể “mất năng lực kiểm soát” những người đó. Cơ sở dữ liệu của những người này bao gồm thông tin cá nhân về sở thích, tính cách hoặc nhóm mạng xã hội mà họ tham gia, v.v. được lưu giữ bởi cảnh sát.

Sharp Eyes cũng được triển khai trong các thành phố đô thị lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh và Quảng Châu. Từ năm 2015, Quảng Châu đã bắt đầu đầu xây dựng hệ thống mạng lưới giám sát video chất lượng cao, và giờ trở thành một trong những thành phố có độ bao phủ giám sát lớn nhất Trung Quốc, với hơn 574.000 camera đặt trên toàn bộ các trục đường lớn và các địa điểm công cộng. Quảng Châu là siêu đô thị (hơn 10 triệu dân) duy nhất của Trung Quốc được Ủy ban Quản lý toàn diện xã hội Trung ương, Bộ Công an và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc công nhận là thành phố kiểu mẫu để áp dụng Sharp Eyes (vào năm 2016). 

Vào năm 2017, quận Long Cương ở thành phố Thâm Quyến đã hoàn thành giai đoạn 3 của quá trình xây dựng hệ thống Sharp Eyes, đạt được mức độ bao phủ toàn bộ các địa điểm và nút giao thông trọng điểm. Hệ thống này bao gồm một mạng lưới video an ninh công cộng được liên kết nội bộ đến các cơ quan chính phủ với khoảng 19.400 camera chất lượng cao, theo dõi toàn bộ 11 trục đường chính. Vào tháng 5/2018, nhà thầu China Eracom đã thắng thầu dự án Sharp Eyes của quận Phúc Điền, thành phố Thâm Quyến, trị giá 275 triệu NDT (khoảng 901,2 tỷ VND). Tất cả các hệ thống của Sharp Eyes nhấn mạnh vào cả nhận diện khuôn mặt lẫn camera giám sát cường độ cao, cụ thể là yêu cầu 2000 camera nhận diện khuôn mặt và 100 bộ camera giám sát cường độ cao.

NTD theo China Digital Times