Wednesday, January 22, 2025

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Dịch bệnh cho thấy Trung Quốc chưa có năng lực lãnh đạo thế giới

Trải qua vài năm tăng trưởng kinh tế, sự nỗ lực của Trung Quốc khi muốn trở thành siêu cường quốc có thể đã dẫn đến đại dịch virus Trung Cộng (virus corona mới, virus viêm phổi Vũ Hán) lần này. Đại dịch bệnh vốn cho Trung Quốc một cơ hội chứng minh Trung Quốc có thể trở thành nước lớn có trách nhiệm, nước lớn lãnh đạo thế giới. Nhưng kết quả tính đến hiện tại là sự nỗ lực của Trung Quốc đã thất bại.

Theo trang ‘The National Interest’ đưa tin, về ngoại giao, Trung Quốc phát hiện bản thân họ càng ở trong thế đối địch với toàn cầu so với thời điểm trước khi khủng hoảng dịch bệnh bùng phát. Ở mức độ rất lớn là do cách xử lý không thỏa đáng và áp chế thông tin thời kỳ đầu khủng hoảng dịch bệnh, cho đến các hành động trốn tránh đẩy trách nhiệm và thử các kiểu thử nghiệm nhằm phát huy sức ảnh hưởng ở nước ngoài.

Virus Trung Cộng rất có thể đã được phát hiện tại Trung Quốc hồi đầu tháng 12 năm ngoái, nhưng quan chức Trung Quốc lại trừng phạt đối với bác sĩ cảnh báo sớm nhất về dịch bệnh, và ra lệnh tiêu hủy mẫu virus. Khi quan chức Trung Quốc tiến hành phong tỏa nghiêm ngặt đối với nơi bùng phát dịch đầu tiên – Vũ Hán, thì đã có hàng triệu người đã rời khỏi thành phố này. 

Để che đậy sai lầm, Trung Quốc phát động tuyên truyền toàn diện nhằm chuyển dịch hành vi vô trách nhiệm của họ, thậm chí ám thị Mỹ đã rải virus ra toàn thế giới. Kết quả cuộc tuyên truyền này là người ta không những không tin vào lý do mà Trung Quốc đưa ra để tự bào chữa, mà còn khiến Mỹ càng quyết tâm hơn, Trung Quốc là đối thủ mà Mỹ buộc phải đối mặt. 

Thực tế, tuyên truyền của Trung Quốc tấn công Mỹ dẫn đến tình huống lưỡng đảng của Mỹ đạt được nhận thức chung một cách hiếm thấy: Hiện tại đại đa số người của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đều cho rằng Mỹ cần phải có thái độ cứng rắn với Trung Quốc, không thể tin tưởng chính quyền ĐCSTQ, ĐCSTQ cảnh phải chịu trách nhiệm cho đại dịch lần này. Nước Mỹ có năng lực và tập trung sức mạnh mềm và cứng, đây là điều rất nguy hiểm đối với chính quyền ĐCSTQ. 

Bên ngoài nước Mỹ, thử nghiệm cải thiện hình ảnh của Trung Quốc ở đâu cũng vấp phải trắc trở. Ở châu Âu, rất nhiều thiết bị y tế mà Trung Quốc cung cấp đã bị chứng minh có vấn đề chất lượng. Ví dụ, Hà Lan triệu hồi hàng trăm ngàn khẩu trang mua từ Trung Quốc. Đồng thời, Tây Ban Nha gần đây cũng hủy bỏ đơn đặt hàng bộ kit xét nghiệm virus có sai sót của Trung Quốc. 

Ngoại giao “chiến lang” hung hăng của Trung Quốc cũng đang phá hoại mối quan hệ giữa Trung Quốc và nước ngoài. 

Gần đây, sau khi Úc yêu cầu tiến hành điều tra về nguồn gốc virus, truyền thông chính thức của Trung Quốc nói Úc là “bã kẹo cao su dính dưới đế giày”. Quan chức Trung Quốc còn cho biết, Úc đang gây nguy hại cho quan hệ thương mại của Úc với Trung Quốc, Đại sứ Trung Quốc tại Úc nói: “Có lẽ người dân Trung Quốc sẽ nói, ‘Vì sao chúng tôi lại phải uống rượu nho của Úc? Ăn thịt bò của Úc chứ?’”.

Trung Quốc cũng khiến cho đối tác thân mật khác của Mỹ phẫn nộ. Đại sứ Trung Quốc tại Berlin xảy ra tranh luận với tờ Bild tại Đức. Tờ Bild đưa tin nói Trung Quốc cần bồi thường cho Đức 160 tỷ USD. Quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn chỉ trích nước Pháp cố ý để cho cư dân lớn tuổi chết trong viện dưỡng lão, sau đó quan chức Pháp đã lên án phía Trung Quốc vì phát ngôn này.

Sự gia tăng tâm lý thù hận nước ngoài của Trung Quốc đã phá vỡ mối quan hệ giữa Trung Quốc và châu Phi, có báo cáo cho biết, trong thời gian dịch bệnh đang lây lan, người châu Phi tại Quảng Châu bị xua đuổi. Quan chức các nước châu Phi đã công khai lên án những hành động này của Trung Quốc.

Theo Reuters đưa tin ngày 4/5, một báo cáo mật của nội bộ Trung Quốc đưa ra cảnh báo, hiện tại, tình cảm chống Trung Quốc đã đạt đến mức cao nhất kể từ khi Trung Quốc đàn áp phong trào kháng nghị trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Hơn nữa, kinh tế Trung Quốc lần đầu tiên thu hẹp lại trong nửa thế kỷ qua, Quý I năm 2020 mức thu hẹp là 6,8%. Giá trị ngành bán lẻ và sản xuất công nghiệp giảm rõ rệt so với cùng kỳ năm ngoái, tỷ lệ thất nghiệp cũng đang tăng. Mặc dù đã áp dụng biện pháp kích thích nền kinh tế, nhưng mức tăng trưởng năm nay vẫn có khả năng chậm lại.

Tăng trưởng kinh tế chậm lại có khả năng mang đến vấn đề cho việc ổn định chính trị của Trung Quốc. Mô hình chấp chính của ĐCSTQ là thúc đẩy mở rộng kinh tế và nâng cao mức sống của mọi người một cách ổn định, để hòa hoãn bất cứ thách thức nào đối với quyền uy chính trị của họ. Kinh tế ảm đạm có thể sẽ dẫn đến xáo động trong nước, năng lực của sức ảnh hưởng mà Trung Quốc đang tỏa ra bên ngoài quốc gia cũng sẽ bị hạn chế.

Sau vài tháng đại dịch bùng phát, Trung Quốc phát hiện bản thân sức mạnh mềm của họ đang giảm. Nói một cách đơn giản, Trung Quốc chưa thể thông qua bài kiểm tra năng lực lãnh đạo mà đại dịch này trao cho cơ hội, nỗ lực để trở thành nước siêu cường hàng đầu thế giới của ĐCSTQ cũng có thể chấm dứt từ đây.

Vấn đề tiếp theo là kinh tế Trung Quốc liệu có thể bật trở lại một cách nhanh chóng so với Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ hay không, từ đó giúp Trung Quốc có được địa vị có lợi hơn. Tuy nhiên, xét đến việc lãnh đạo toàn cầu khôi phục tăng trưởng trở lại thì cần phải thể hiện ra năng lực lãnh đạo cần có trên xã hội quốc tế, kết quả hiện tại cho thấy rõ sự chuẩn bị của Trung Quốc là chưa đủ. (T/T)