Dân số Melbourne sẽ vượt qua Sydney vào năm 2026 bất chấp lệnh phong tỏa về Coronavirus
Melbourne sẽ vượt qua Sydney để trở-thành thành-phố lớn nhất của quốc gia vào năm 2026 bất chấp làn sóng Coronavirus thứ-hai đã buộc Victoria phải trở lại tình trạng bị phong tỏa. Nhưng sự gia tăng về dân số sẽ mất nhiều năm để phục hồi.
Một báo cáo của Trung tâm Dân số được công bố vào Thứ Sáu cho thấy thành-phố của Victoria vẫn đang trên đà giành ngôi vương từ thành-phố bến cảng vào năm 2026-27, với 6.2 triệu người gọi Melbourne là nhà so với dự báo 6 triệu cư dân ở Sydney.
Dân số tăng chậm sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh kinh tế của Úc.
Tuy nhiên, cú sốc lớn đối với làn sóng di cư quốc tế do đại dịch Coronavirus gây ra sẽ kéo theo triển vọng dài hạn cho dân số quốc gia, với số người dự kiến gọi nước Úc là quê hương vào Tháng 6 năm 2031 sẽ ít hơn 1.1 triệu người so với đại dịch Coronavirus không xảy ra. Những người di cư mới thường chuyển đến các thành-phố lớn nhất của đất nước, với Sydney, Melbourne và Brisbane chiếm 71% lượng khách nước ngoài đến trong năm tài chính 2018.
Cả dân số của Sydney và Melbourne đều sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch, sẽ làm giảm lần lượt 390,000 và 340,000 người so với mức dự kiến trước COVID vào năm 2031. Vào năm 2020-21, dân số của Sydney giảm 0.2% và không thay đổi trong năm sau, trong khi Melbourne sẽ tăng trưởng khiêm tốn.
Trong khoảng thời gian từ 2023-24 đến 2030-31, Melbourne dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 2%, trong khi Sydney sẽ tăng 1.3%. Melbourne sẽ có ít cư dân rời khỏi thành-phố hơn so với Sydney và nhiều người di cư ra nước ngoài hơn. Queensland được xem là nơi có “che chắn” nhiều nhất khỏi những tác động đối với những dự báo này về việc người dân địa phương chuyển ra khỏi tiểu bang.
Tổng trưởng Dân số Alan Tudge cho biết, tỷ lệ tăng dân số giai đoạn 2020-21 là “chậm nhất kể từ Thế chiến thứ nhất” với tỷ lệ di cư lần đầu tiên ở mức âm trong 75 năm. Trong khi tăng trưởng sẽ phục hồi vào năm 2023-24, nhưng sẽ vẫn thấp hơn so với dự báo trước đó trong 4 năm nữa theo ước tính này.
Ít người di cư hơn và tỷ lệ sinh sản chậm hơn do suy thoái kinh tế cũng đồng nghĩa với việc dân số Úc sẽ già hơn với độ tuổi trung bình là 40 vào năm 2031, so với dự báo trước đại dịch là 39 tuổi. Điều này sẽ tác động đến nền kinh tế, dẫn đến việc ít lao động hơn và chính phủ Liên bang thu ít thuế hơn, và dự kiến sẽ gây ra cuộc tranh luận về việc có nên thay đổi chính sách nhập cư để thu hút lao động trẻ, có tay nghề cao trở lại sau đại dịch hay không.
Tỷ lệ này cũng sẽ có nhiều người sống ở các vùng nông thôn hơn, trong đó người Úc muốn thay đổi môi trường sinh-sống và đi vào rừng trong cuộc khủng hoảng. Ông Tudge nói: “Sự gia tăng dân số ở các khu vực nông thôn sẽ ít bị ảnh hưởng hơn so với các thành-phố lớn của chúng ta và chúng ta đã thấy bằng chứng ban đầu cho thấy nhiều người đang chọn gọi khu vực nông thôn là nhà, phá vỡ các xu hướng dài hạn”.
Các thành-phố lớn đã mất hơn 10,000 người đến các khu vực nông thôn trong 3 tháng tính đến Tháng 6 năm nay, đây là đợt di cư lớn nhất trên đất nước. Ông Tudge nói: “Con số này cao hơn gấp đôi so với mức trung bình được trong mười năm qua và hỗ trợ mục tiêu chính sách của chính phủ là phân bố dân cư được cân bằng hơn”. (NQ)