Monday, December 23, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

COVID-19: Tái nhiễm làm lung lay hiệu quả của các vaccine tiềm năng

Trong thời gian ngắn vừa qua, trên thế giới đã báo cáo có 3 trường hợp tái nhiễm virus SARS-CoV-2. Điều này đã làm dấy lên sự lo ngại về hiệu quả của vaccine tiềm năng chống lại virus COVID-19…

Ngày 25/08, hai bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở châu Âu được xác nhận là đã tái nhiễm virus này sau trường hợp đầu tiên trên thế giới ghi nhận ở Hồng Kông. Điều này đã làm dấy lên lo ngại về khả năng miễn dịch của người dân đối với SAR-CoV-2 khi cả thế giới đang vật lộn để chế ngự đại dịch.

Can a COVID vaccine be mandatory? • The Medical Republic

Sự tái nhiễm từng được cảnh báo 2 tháng trước đó

Các nhà nghiên cứu trước đây đã chứng minh miễn dịch của bệnh nhân COVID-19 chỉ tồn tại được một thời gian ngắn sau khi nhiễm bệnh. Điều này khiến họ có thể tái nhiễm virus sau khi hết miễn dịch, thường khoảng một năm. 

Trong nghiên cứu của mình, Tiến sĩ Marta Galanti và Tiến sĩ Jeffrey Shaman thuộc Trường Y tế Công cộng Mailman, Đại học Columbia, New York, đã đánh giá tỷ lệ nhiễm và tái nhiễm với 4 chủng virus Corona lây theo mùa ở trên người (HKU1, 229E, NL63 và OC43) trong dự án Virome. Theo dõi 191 người tham gia nghiên cứu đã cho kết quả sau: 

How Close Are We To A COVID-19 Vaccine? | FiveThirtyEight
  • Có 86 cá nhân đã xét nghiệm dương tính ít nhất 1 lần với mỗi loại virus: 48 trường hợp đối với OC43, 31 trường hợp đối với 229E, 15 trường hợp đối với NL63, và 28 trường hợp đối với HKU1.
  • 12 người (chín trẻ em và ba người lớn) có kết quả dương tính nhiều lần trong quá trình nghiên cứu với cùng một chủng virus: 9 đối với OC43, 2 đối với HKU1, 1 đối với 229E và 0 đối với NL63.
  • Thời gian trung bình giữa các lần tái nhiễm là 37 tuần, dao động là từ 4 tuần đến 48 tuần.

Kết quả này được đăng trên Tạp chí Bệnh truyền nhiễm, và mặc dù nghiên cứu được tiến hành trên những chủng virus Corona khác, nhưng OC43 và HKU1 thì cùng thuộc một chi betacoronavirus như SARS-CoV-2. Điều này có thể gợi ý đến việc COVID-19 gây ra hiện tượng tái nhiễm.

Leave anti-vaxxers in lockdown': Docs want doubters to feel the pain

Tái nhiễm xuất hiện nhanh hơn dự đoán

Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu tại Hồng Kông, ca tái nhiễm đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện sau thời gian hồi phục 4 tháng rưỡi. Còn đối với trường hợp tái nhiễm ở châu Âu, khoảng thời gian này chỉ kéo dài 3 tháng. Điều này đã làm dấy lên lo mối ngại về hiệu quả của vaccine tiềm năng chống lại virus ĐCSTQ.

Nhà virus học người Bỉ Marc Van Ranst cho biết “Virus đột biến và điều đó có nghĩa là một loại vaccine tiềm năng sẽ không phải là một loại vaccine tồn tại mãi mãi, trong 10 năm, thậm chí có thể không phải 5 năm. Cũng như đối với bệnh cúm, nó sẽ phải được thiết kế lại khá thường xuyên”.

Như chúng ta đã biết, vaccine cúm phải điều chế thường xuyên do virus cúm có  khả đột biến rất nhanh và hiệu quả bảo vệ của nó chỉ kéo dài khoảng 6 tháng. Trong những ca tái nhiễm COVID-19, thời gian còn gần hơn. Điều này thực sự là một mối lo ngại. 

Tiến sĩ David Strain là giảng viên cấp cao về lâm sàng tại trường Đại học Exeter và là Chủ tịch Ủy ban nhân viên y khoa của Hiệp hội Y khoa Anh. Ông cho biết các trường hợp này đáng lo ngại vì một số lý do. 

Đầu tiên là nó cho thấy người từng nhiễm virus không có khả năng tự bảo vệ. Thứ hai là nó làm tăng nguy cơ tiêm vaccine có thể không mang lại hy vọng như chúng ta đã mong đợi”.

Ông Ranst nói thêm: “Chúng tôi muốn virus ổn định hơn hiện tại, nhưng bạn không thể ép buộc được tự nhiên”.

Nếu thực sự có nhiều trường hợp tái nhiễm hơn nữa, thì đó không còn là mối lo ngại của Hồng Kông, Bỉ, Hà Lan mà là thảm họa thực sự với các loại vaccine trên toàn thế giới. (NTD, Tổng hợp từ Medscape)