Sunday, November 3, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

COVID-19 có thể làm thay đổi ngành năng lượng thế giới

How does solar work?. When sunlight falls on solar modules… | by FREYR  ENERGY | Medium

Trong bản báo cáo hàng năm, Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế IEA (International Energy Agency) nói rằng sự đáp ứng của thế giới trước COVID-19 có thể tái định hình tương lai của năng lượng trong những năm tới.

Báo cáo của IEA nhấn mạnh rằng quan trọng hơn cả là cuộc khủng hoảng cuối cùng sẽ ảnh hưởng tới sự chuyển tiếp tới năng lượng sạch như thế nào.

Những tấm pin năng lượng mặt trời ở tiểu bang Nevada. (Hình: Ethan Miller/Getty Images)

Báo cáo ghi nhận rằng trong khi sự chuyển đổi sang năng lượng sạch tiếp tục gia tăng, những thay đổi cần nhanh hơn và mạnh dạn hơn nếu thế giới muốn việc phóng thải chất carbon ở mức số không thuần.

Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã gây ra nhiều xáo trộn hơn bất cứ sự kiện nào khác trong lịch sử gần đây, để lại những “vết sẹo” sẽ tồn tại trong nhiều năm tới, Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế, trụ sở tại Paris, nói trong một bản tuyên bố.

Hướng về tương lai, IEA tin rằng năng lượng có thể tái tạo sẽ nắm vai trò chính yếu và năng lượng mặt trời sẽ nắm sân khấu trung tâm, được thúc đẩy bởi các chính sách hỗ trợ của chính quyền và sự sụt giảm các phí tổn.

Covid-19 shutdown led to increased solar power output | MIT News |  Massachusetts Institute of Technology

Mặt khác, IEA tiên đoán rằng nhu cầu về than sẽ không trở lại những mức trước đại dịch, và than sẽ chiếm chưa tới 20% mức tiêu thụ năng lượng vào năm 2040, lần đầu tiên kể từ cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ. Dầu hỏa sẽ tiếp tục bị tấn công trước những bất trắc kinh tế lớn lao do trận đại dịch gây ra, với nhu cầu khởi sự sụt giảm sau năm 2030.

Vì những hậu quả đang diễn ra của COVID-19, IEA dự đoán nhu cầu năng lượng toàn cầu sẽ sụt giảm khoảng 5% trong năm 2020, với mức tiêu thụ dầu giảm 8% và than giảm 7%.

Nhu cầu về khí thiên nhiên được dự đoán sẽ sụt giảm khoảng 3% trong năm nay – đó là sự sụt giảm lớn nhất kể từ khi nó trở thành một nguồn nhiên liệu lớn trong thập niên 1930.

Hiện còn quá sớm để nói liệu cuộc khủng hoảng hiện nay có phải là một bước thụt lùi đối với các nỗ lực nhằm đem lại một hệ thống năng lượng chắc chắn hơn và có thể chống đỡ hơn hay không, hay đó chỉ là một chất xúc tác sẽ gia tốc con đường đi tới sự thay đổi.

GTM's Live Coronavirus Blog: The Impact on Clean Energy | Greentech Media

Năng lượng mặt trời sẽ là vua

Nguồn năng lượng duy nhất được dự đoán sẽ phát triển trong năm nay là những loại có thể tái tạo. Phần lớn sự gia tăng là nhờ năng lượng mặt trời, và điều đó theo dự trù sẽ tiếp tục trong những năm tới giữa lúc giá cả sụt giảm, làm cho năng lượng mặt trời trở thành một nguồn năng lượng rẻ tiền hơn so với việc thiết lập các nhà máy chạy bằng than và xăng dầu.

Theo diễn tiến được mô tả trong các chính sách, năng lượng có thể tái tạo đang trên đường đáp ứng 80% sự phát triển về nhu cầu điện lực trong 10 năm tới. Vào năm 2025, năng lượng có thể tái tạo sẽ thay thế than như phương tiện chính để sản xuất điện lực. Nếu các chính sách mạnh bạo hơn được áp dụng, năng lượng có thể tái tạo sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong khoảng năm năm tới, theo bản báo cáo.

Installing Solar Panels In Melbourne (COVID-19 Update)

Nhu cầu về dầu hỏa đạt tới một mức cao và sẽ không thay đổi

Đại dịch COVID-19 đã đánh mạnh vào kỹ nghệ dầu hỏa vào đầu năm nay giữa lúc lệnh trú ẩn tại chỗ đưa tới một sự sụt giảm về nhu cầu nhiên liệu. Cuối cùng, chỉ trong một năm virus Corona đã xóa sạch hầu như một thập niên phát triển.

Nhu cầu dầu hỏa cho năm 2020 nói chung được dự đoán sẽ ít hơn 8 triệu thùng mỗi ngày so với năm 2019, mặc dù IEA hy vọng nhu cầu sẽ leo thang trở lại vào năm 2023.

Trong khi nhu cầu sụt giảm khiến giá dầu hỏa xuống dốc vào đầu năm nay và  đã duy trì giá thấp đó lâu hơn, một sự thiếu hụt đầu tư trong kỹ nghệ có thể đưa tới những trồi sụt về giá cả trong tương lai.

5 Key Clean Energy Projects That Barreled Through the Coronavirus Lockdowns  | Greentech Media

Cần sự phối hợp toàn cầu

Sự phóng thải liên quan đến năng lượng toàn cầu  đang trên đường sụt giảm 7% trong năm nay, giữa lúc các nền kinh tế trên thế giới đóng cửa để hãm bớt đà lây lan của virus. Nhưng IEA ghi nhận rằng đường lối này sẽ không đưa tới sự sụt giảm dài hạn, bởi vì những vụ đóng cửa kinh tế là để đáp ứng với một biến cố chỉ xảy ra một lần thay vì một sự thay đổi về cơ cấu.

Sự suy sụp kinh tế có thể tạm thời đè nén việc phóng thải carbon nhưng sự phát triển kinh tế thấp không phải là một chiến lược để hạ mức phóng thải – đó chỉ là một chiến lược làm nghèo thêm thành phần dân số yếu kém nhất của thế giới.

Báo cáo nhấn mạnh rằng chỉ giản dị giảm mức phóng thải không đủ. Thay vào đó, hạ tầng cơ sở hiện nay cần được cải tiến hoặc hủy bỏ, và những đầu tư đáng kể phải được thực hiện trong những lãnh vực như nắm bắt chất carbon.

Vài nước, kể cả Canada và New Zealand, cũng như Liên Hiệp Âu Châu, đã loan báo các kế hoạch khí hậu phù hợp với diễn tiến phát triển có thể chịu đựng được của IEA. Nhưng nếu thế giới sẽ giảm bớt những phóng thải với nhịp độ cần thiết, IEA nhấn mạnh rằng điều đó sẽ cần sự phối hợp toàn cầu. (N/V)