Coronavirus: Người Úc tiết kiệm $12.7 triệu đôla mỗi ngày khi “tránh” đi làm
Đó là một “lớp bạc” bất ngờ của đại dịch COVID-19, khi mà người Úc tiết kiệm được khoảng $12 triệu đôla mỗi ngày bằng cách “tránh” các chi phí giao thông công cộng.
Đi rất tốt hay là thảm hại, là tùy thuộc vào phương cách mà các nhà quản lý và các công ty đối phó với nó.
Người Úc tiết kiệm $12.7 triệu đôla mỗi ngày bằng cách “tránh” đi làm việc mỗi ngày, đó là theo nghiên cứu mới.
Người Úc chi tổng cộng $34.4 triệu đôla cho việc đi đến nơi làm việc và từ nơi làm việc về nhà mỗi ngày, nhưng với nhiều người làm việc tại nhà, thì một phần lớn trong số đó sẽ không cần phải trả chi phí, theo một cuộc khảo sát của công ty Finder tìm thấy.
Điều đó cũng có nghĩa là, người Úc tiết kiệm được $7 đôla mỗi ngày, và khoảng chừng $150 đôla một tháng.
Thế nhưng “lớp bạc” này sẽ không được lâu, bởi vì Thủ tướng Úc Scott Morrison đưa ra kế hoạch 3 bước để đưa nền kinh tế trở lại bình thường vào tháng 7 này.
Nghiên cứu của Finder tìm thấy là 4.8 triệu nhân viên làm việc tại nhà vì đại dịch.
Khi đi làm, theo dữ liệu của Opal và ABS thì người Úc thường lái xe đi làm, tốn kém hơn $10.5 triệu đôla mỗi ngày cho mỗi lần đi.
Sau đó, là đi xe lửa ($3.7 triệu đôla), đi xe bus ($1.4 triệu đôla) và lái xe vận tải cá nhân ($313,500).
Ở cấp độ cá nhân, người Úc sử dụng xe lửa, sẽ tiết kiệm gần $5 đôla mỗi ngày, nhờ vào việc “tránh” đi làm.
Còn những ai sử dụng xe bus, thì tiết kiệm khoảng $4.10 mỗi ngày.
Những ai sử dụng phà, thì được tiết kiệm nhiều nhất, đến trung bình $7 đôla mỗi ngày. Và khoảng $150 đôla mỗi tháng.
Ông Graham Cooke, Quản lý thông tin chi tiết của Finder, nói rằng với việc “khóa cửa” gần kết thúc, người Úc nên tiết kiệm khi mà họ vẫn còn làm việc ở nhà.
Ông Cooke nói: “Việc tiết kiệm hay nhất là để dành lại số tiền mà bạn phải chi phí cho việc đi lại và dùng nó khi nào cần thiết”.
Ông cũng nghĩ rằng việc di chuyển giao thông công cộng có thể trở thành “quá khứ”.
Ông nói: “Nhiều công ty đang hoạt động trên mạng trực tuyến và phần lớn nhân viên đã chứng minh răng họ có thể làm việc hiệu quả tại nhà”.
“Với những hạn chế sẽ được nới lỏng vào tháng 7 này, sẽ rất là thú vị để xem nơi làm việc có tiếp tục đem lại sự linh hoạt hơn khi làm việc từ xa hay không…”.
“Không chỉ giúp người Úc tiết kiệm chi phí đi lại, nó còn giúp ‘giải phóng’ giao thông trên đường phố và giảm mức độ ô nhiễm khi đất nước trở lại bình thường”.
Đó không phải là sự thay đổi duy nhất dự kiến sẽ xảy ra tại nơi làm việc trong một thế giới hậu đại dịch.
Các doanh nghiệp đang được khuyến khích thay đổi thời gian làm việc để nhân viên có thể bắt đầu làm việc và kết thúc công việc trong thời gian cao điểm, trước khi những hạn chế sẽ được nới lỏng trong những tháng tới.
Các nhà chức trách đã bắt đầu kế hoạch cho việc nối lại giao dịch bình thường với Liên bang và các chính phủ Tiểu bang sẵn sàng cho việc “dòng người” đổ ra đến các phương tiện giao thông công cộng. (NQ)