Wednesday, January 22, 2025

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Cơ hội 1 trên 625: Tiểu hành tinh va chạm Trái Đất năm 2046


Theo các chuyên gia của NASA, tiểu hành tinh mang tên DW 2023 này sẽ va chạm trực tiếp với Trái Đất của chúng ta, mức độ rủi ro cao hơn mức trung bình.

 Tiểu hành tinh DW 2023 mới được phát hiện vào hồi tháng 2 năm nay, ước tính có đường kính khoảng 50 m, hoặc gần bằng chiều dài của một bể bơi cỡ Olympic.

Tiểu hành tinh DW 2023 mới được phát hiện vào hồi tháng 2 năm nay, ước tính có đường kính khoảng 50 m, hoặc gần bằng chiều dài của một bể bơi cỡ Olympic.

Tiểu hành tinh này dự kiến sẽ tiếp cận rất gần Trái đất vào ngày 14/2/2046.

Tiểu hành tinh này dự kiến sẽ tiếp cận rất gần Trái đất vào ngày 14/2/2046.

Ngày 8/3, Trung tâm Điều phối Vật thể Gần Trái đất của Cơ quan Vũ trụ châu Âu dự đoán xác suất tác động trực tiếp là 1 trên 625, mức độ rủi ro cao hơn mức trung bình mặc dù tỉ lệ va chạm đang được tính toán lại hàng ngày.

Ngày 8/3, Trung tâm Điều phối Vật thể Gần Trái đất của Cơ quan Vũ trụ châu Âu dự đoán xác suất tác động trực tiếp là 1 trên 625, mức độ rủi ro cao hơn mức trung bình mặc dù tỉ lệ va chạm đang được tính toán lại hàng ngày.

Theo NASA, các nhà phân tích quỹ đạo sẽ tiếp tục theo dõi tiểu hành tinh DW 2023 và cập nhật các dự đoán khi có thêm dữ liệu.

Theo NASA, các nhà phân tích quỹ đạo sẽ tiếp tục theo dõi tiểu hành tinh DW 2023 và cập nhật các dự đoán khi có thêm dữ liệu.

Một tác động trực tiếp từ DW 2023 sẽ không gây ra thảm họa giống như tiểu hành tinh tiêu diệt khủng long rộng 12 km đã đâm vào Trái đất 66 triệu năm trước.

Một tác động trực tiếp từ DW 2023 sẽ không gây ra thảm họa giống như tiểu hành tinh tiêu diệt khủng long rộng 12 km đã đâm vào Trái đất 66 triệu năm trước.

Tuy nhiên, DW 2023 vẫn có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng nếu nó rơi gần một thành phố lớn hoặc khu vực đông dân cư.

Tuy nhiên, DW 2023 vẫn có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng nếu nó rơi gần một thành phố lớn hoặc khu vực đông dân cư.

Các nhà khoa học ước tính có hàng triệu tiểu hành tinh bay vào bầu khí quyển Trái Đất mỗi năm, nhưng chỉ ít hơn 10.000 trong số đó "sống sót" sau khi ma sát với không khi ở tốc độ cao và cuối cùng đáp xuống mặt đất, sông hồ hoặc đại dương.

Các nhà khoa học ước tính có hàng triệu tiểu hành tinh bay vào bầu khí quyển Trái Đất mỗi năm, nhưng chỉ ít hơn 10,000 trong số đó “sống sót” sau khi ma sát với không khi ở tốc độ cao và cuối cùng đáp xuống mặt đất, sông hồ hoặc đại dương.

Riêng trong tháng 2 và tháng 3 năm nay, đã có 3 tiểu hành tinh đặc biệt lớn bay lướt qua Trái Đất nhưng tiểu hành tinh ở gần nhất vẫn cách Trái Đất 3,5 triệu km, gấp khoảng 10 lần khoảng cách trung bình giữa Trái Đất và Mặt Trăng, nên không gây nguy hiểm cho chúng ta.

Riêng trong tháng 2 và tháng 3 năm nay, đã có 3 tiểu hành tinh đặc biệt lớn bay lướt qua Trái Đất nhưng tiểu hành tinh ở gần nhất vẫn cách Trái Đất 3.5 triệu km, gấp khoảng 10 lần khoảng cách trung bình giữa Trái Đất và Mặt Trăng, nên không gây nguy hiểm cho chúng ta.

Mặc dù tiểu hành tinh DW 2023 không gây ra mối đe dọa quá lớn đối với Trái đất, nhưng NASA phân loại nó là một tiểu hành tinh có khả năng gây nguy hiểm (PHA) – nghĩa là tiểu hành tinh đủ lớn và quỹ đạo đủ gần Trái đất để có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng nếu quỹ đạo của nó thay đổi và xảy ra va chạm.

Mặc dù tiểu hành tinh DW 2023 không gây ra mối đe dọa quá lớn đối với Trái đất, nhưng NASA phân loại nó là một tiểu hành tinh có khả năng gây nguy hiểm (PHA) – nghĩa là tiểu hành tinh đủ lớn và quỹ đạo đủ gần Trái đất để có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng nếu quỹ đạo của nó thay đổi và xảy ra va chạm.

Các nhà khoa học đặc biệt chú ý tới PHA bởi ngay cả thay đổi rất nhỏ trong đường bay của tiểu hành tinh như va chạm với thiên thạch khác hoặc tác động từ lực hấp dẫn cũng có thể khiến chúng đâm thẳng vào Trái Đất.

Các nhà khoa học đặc biệt chú ý tới PHA bởi ngay cả thay đổi rất nhỏ trong đường bay của tiểu hành tinh như va chạm với thiên thạch khác hoặc tác động từ lực hấp dẫn cũng có thể khiến chúng đâm thẳng vào Trái Đất.

Đó là động lực đằng sau sứ mệnh Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép (DART) gần đây của NASA .

Đó là động lực đằng sau sứ mệnh Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép (DART) gần đây của NASA .

Tất cả đều cùng mục đích thử nghiệm một kỹ thuật được gọi là “tác động động học” nhằm làm thay đổi hướng đi của tiểu hành tinh.

Tất cả đều cùng mục đích thử nghiệm một kỹ thuật được gọi là “tác động động học” nhằm làm thay đổi hướng đi của tiểu hành tinh. (T/H, TTCS)