Wednesday, December 4, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Chiến dịch gây hoang mang trên mạng về mối liên hệ sai sự thật của vắc-xin với bệnh tiểu đường


Tom Wark

Ngày 23 tháng 10 năm 2024

NHỮNG GÌ ĐÃ ĐƯỢC TUYÊN BỐ

Vắc-xin có liên quan đến việc hình thành bệnh tiểu đường.

PHÁN QUYẾT CỦA CHÚNG TÔI

Sai. Không có mối liên hệ nào giữa vắc-xin và việc hình thành bệnh tiểu đường.

Các chuyên gia đồng ý rằng không có sự liên hệ nào giữa vắc-xin và bệnh tiểu đường Hình ảnh của AP PHOTO

AAP FACTCHECK – Chích ngừa định kỳ có liên quan đến việc hình thành bệnh tiểu đường, nhiều bài đăng trên mạng xã hội tuyên bố.

Điều này không đúng sự thật. Nhiều nghiên cứu đã không tìm thấy bất kỳ mối liên hệ nào giữa vắc-xin và bệnh tiểu đường.

Một số người dùng phương tiện truyền thông xã hội đang chia sẻ các biến thể khác nhau về tuyên bố này, bao gồm một bài đăng trên Facebook cho rằng các vắc-xin cho trẻ em có liên quan đến nhiều bệnh khác nhau, bao gồm cả bệnh tiểu đường.

Nhiều nghiên cứu đã không chỉ ra được mối liên hệ giữa vắc-xin và tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường. 

Từ ngữ  trong một bài đăng liệt kê các thành phần của vắc-xin, chẳng hạn như nhôm và phenol/phenoxyethanol [2-PE], đã lan truyền trên mạng, với vô số ví dụ về mối liên hệ được tuyên bố là có liên quan đến bệnh tiểu đường được đưa ra bởi người dùng mạng xã hội Australia và những người khác trên khắp thế giới.

Các chuyên gia nói với AAP FactCheck rằng mối liên hệ tiềm ẩn này đã là chủ đề của nhiều nghiên cứu lớn, chất lượng cao và đều đi đến cùng một kết luận.

Bác sĩ nhi khoa Lucy Deng, trưởng bộ phận an toàn vắc-xin tại Trung tâm Nghiên cứu và Giám sát Chủng ngừa trên Toàn quốc, xác nhận rằng không có bằng chứng nào về mối liên hệ giữa các loại vắc-xin được sử dụng trong Chương trình Chủng ngừa trên Toàn quốc của Australia và sự gia tăng các tình trạng bệnh lý mãn tính, bao gồm cả bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu quy mô lớn trên toàn quốc của Đan Mạch đã xem xét hơn 700.000 trẻ em sinh ra từ năm 1990 đến năm 2000 và phát hiện ra rằng không có mối liên hệ nào giữa bệnh tiểu đường loại 1 và việc chủng ngừa định kỳ cho trẻ em.

Một nghiên cứu khác đã sử dụng các tổ chức quản lý sức khỏe lớn ở Hoa Kỳ để xác định trẻ em mắc bệnh tiểu đường sinh ra trong thời gian chín năm từ năm 1988.

Không phát hiện thấy mối liên hệ nào giữa vắc-xin MMR và việc hình thành bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu đó phát hiện ra rằng trẻ em được chích vắc-xin ho gà toàn tế bào (ho gà), MMR (bệnh sởi, quai bị, và rubella), Hib (Haemophilus influenzae loại b), viêm gan B hoặc thủy đậu (bệnh đậu mùa gà) không có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn trẻ em không được chích những loại vắc xin đó.

Một nghiên cứu năm 2015 đã xem xét mối liên hệ giữa việc chích ngừa định kỳ và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ em tăng cao, trong khi một nghiên cứu năm 2017 đã xem xét cụ thể các mối liên hệ với việc chích ngừa ở trẻ nhỏ.

Một nghiên cứu năm 2019 đã tìm kiếm bất kỳ mối liên hệ nào với vắc-xin phòng ngừa papillomavirus ở người (HPV), trong khi một nghiên cứu năm 2014 đã điều tra mối liên hệ giữa vắc-xin cúm được chích trong thời kỳ mang thai và việc hình thành bệnh tiểu đường thai nghén.

Tất cả các nghiên cứu đó đều đi đến cùng một kết luận – không có mối liên hệ nào giữa việc chích ngừa và việc hình thành bệnh tiểu đường.

Những kết quả tìm thấy này phù hợp với lời khuyên của Trung tâm Nghiên cứu và Giám sát Chủng ngừa trên Toàn quốc của Australia.

Bác sĩ Deng nói với AAP FactCheck rằng những người mắc các bệnh mãn tính, chẳng hạn như tiểu đường và hen suyễn, có nguy cơ cao gặp biến chứng do các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin.

Những người mắc các bệnh như hen suyễn phải đối mặt với nguy cơ cao hơn về việc bị mắc các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin.

“Do đó,” bà nói, “việc chích vắc-xin được khuyến cáo mạnh mẽ đối với những cá nhân này.”

Michael Good từ Đại học Griffith và  Margie Danchin từ Đại học Melbourne đều xác nhận những phát hiện của bác sĩ Deng, đồng thời bổ sung rằng, không có bằng chứng về mối liên hệ giữa vắc-xin và bệnh tiểu đường cũng như một số tình trạng khác được đề cập cụ thể trong một số bài đăng trên Facebook, nghĩa là bệnh chàm (viêm khô da), dị ứng và nhiễm trùng tai mãn tính.

“Tôi đã làm việc trong lĩnh vực phát triển vắc-xin trong suốt cuộc đời làm việc của mình và chưa bao giờ thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy vắc-xin gây ra những bệnh này,” Giáo sư Good cho biết. (AAP)