Sunday, December 22, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Chiến dịch chống ung thư bị xuyên tạc để đưa ra tuyên bố sai sự thật


William Summers

Ngày 1 tháng 11 năm 2024

NHỮNG GÌ ĐÃ ĐƯỢC TUYÊN BỐ

Một tấm biển hiệu cho biết hiện nay cứ hai người Australia thì có một người mắc bệnh ung thư.

PHÁN QUYẾT CỦA CHÚNG TÔI

Sai. Biển hiệu đó cho biết cứ hai người Australia thì có một người được chẩn đoán mắc ung thư ở tuổi 85.

Tỷ lệ sống sót sau ung thư ở Australia đã được cải thiện đáng kể. Hình ảnh của Bianca De Marchi/AAP PHOTOS

AAP FACTCHECK – Một tấm biển hiệu của tổ chức từ thiện có nội dung cứ hai người thì có một người mắc bệnh ung thư ở độ tuổi 85 đang được sử dụng để đưa ra thông tin sai sự thật rằng một nửa người Australia đã mắc căn bệnh này.

Điều này bất chấp dòng chữ trên biển hiệu ghi rõ con số “một trong hai” liên quan đến các chẩn đoán tính đến độ tuổi 85.

Tuyên bố đó trên X được đưa ra bởi Nicola Charles, một cựu diễn viên truyền hìnhứng cử viên thượng viện Australia, người đã đăng thông tin sai lệch về sức khỏe trước đây trên mạng xã hội, bao gồm cả tuyên bố sai về vắc-xin ngừa COVID-19.

“TIN ĐẶC BIỆT: Biển báo công cộng ở Melbourne hiện xác nhận 50% người Australia [nguyên văn sai chính tả] đang mắc bệnh Ung thư,” cô Charles viết vào ngày 16 tháng 10.

“Vi sao lại thế nhỉ?”

Trên thực tế, dòng chữ trên biển hiệu đó có nội dung “cứ 2 người thì có 1 người trong chúng ta sẽ được chẩn đoán mắc ung thư ở tuổi 85”.

Bài đăng của cô Charles có kèm theo bức ảnh một tấm áp phích mô tả cảnh hai người đang ôm nhau và khẩu hiệu: “1 trong 2 là quá nhiều.”

Biển hiệu đó là một phần của chiến dịch của tổ chức từ thiện nghiên cứu và vận động Cancer Council Victoria (Hội đồng Ung thư Victoria).

Biển hiệu đó sử dụng khẩu hiệu: “1 trong 2 là quá nhiều.”

Một phông chữ nhỏ hơn bên dưới có nội dung: “1 trong 2 chúng ta sẽ được chẩn đoán mắc ung thư ở tuổi 85.”

Biển hiệu đó không hề liên quan đến tuyên bố của cô Charles rằng 50 phần trăm người Australia hiện đang bị ung thư.Giáo sư Sue Evans của Hội đồng Ung thư Victoria, nói với AAP FactCheck rằng thống kê cứ hai người thì có một người được chẩn đoán mắc ung thư ở tuổi 85, có nguồn gốc từ dữ liệu năm 2022 được cung cấp bởi Victoria Cancer Registry (Dữ liệu Ung thư Victoria), một cơ sở dữ liệu ghi lại chi tiết về việc nhập viện và điều trị ung thư tại tất cả các bệnh viện ở Victoria.

Anthony Albanese là người ủng hộ các sáng kiến của Hội đồng Ung thư như Ngày Hoa Thủy Tiên. 

Giáo sư Evans cho biết, hệ thống đăng bạ thấy rằng nguy cơ tích lũy về việc mắc bệnh ung thư ở độ tuổi 85 là một trong số 2,25 người trong toàn bộ dân số.

Cô cho biết con số này được tính toán bằng cách sử dụng một phương pháp phù hợp với Cơ quan Quốc tế chuyên Nghiên cứu về Ung thư.

“Thống kê này phản ánh ước tính về số lượng người dự kiến ​​sẽ bị hình thành bất kỳ loại ung thư nào trong suốt cuộc đời của họ, trong trường hợp không có nguyên nhân nào khác khiến tử vong.

“Điều đó không có nghĩa là cứ hai người thì có một người hiện đang sống chung với bệnh ung thư.”

Giáo sư Evans cho biết Hội đồng Ung thư không thể tính toán chính xác có bao nhiêu người đang sống chung với bệnh ung thư tại bất kỳ một thời điểm nào vì mọi người có thể được chẩn đoán mắc nhiều bệnh ung thư trong cùng khoảng thời gian hoặc có thể không được chẩn đoán chính thức.

Hội đồng cho biết trên trang mạng của mình rằng vào năm 2024, ước tính sẽ có 169.500 trường hợp ung thư mới và 52.700 trường hợp tử vong do ung thư được ghi nhận tại Australia.

Tỷ lệ mắc ung thư theo độ tuổi – số trường hợp mới được chẩn đoán – đã tăng từ 582 trường hợp trên 100.000 người vào năm 2000 (khoảng một trường hợp trong 172 người) lên ước tính 624 trường hợp trong 100.000 người vào năm 2024 (khoảng một trường hợp trong 160 người), theo dữ liệu của Australian Institute of Health and Welfare (Viện Y tế và Phúc lợi Australia, AIHW).

Mặc dù có sự gia tăng trong chẩn đoán ung thư, tỷ lệ sống sót ở Australia đã được cải thiện đáng kể.

AIHW cho biết tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với bệnh ung thư tăng đã từ 55% trong thời gian từ năm 1991 đến năm 1995 lên đến 71% trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2020.

Các chuyên gia nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy vắc-xin ngừa COVID gây ung thư. 

Một số người trước đây hoài nghi về vắc-xin đã tuyên bố sai sự thật rằng các mũi chích vắc-xin ngừa COVID-19 đã gây ra sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ ung thư.

Mối liên hệ giữa “kim chích” và ung thư cũng được nêu ra trong một bài đăng trên Facebook lặp lại những tuyên bố sai sự thật rằng cứ hai người Australia thì có một người hiện mắc bệnh ung thư.

Tuy nhiên, các chuyên gia về bệnh ung thư cho biết không có bằng chứng nào về việc vắc-xin ngừa COVID gây ung thư hoặc có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư cao hơn.

Theo Cancer Council (Hội đồng Ung thư), các bệnh ung thư phổ biến nhất ở Australia (không bao gồm ung thư da không phải u hắc tố) là tuyến tiền liệt, vú, u hắc tố, ung thư đại trực tràng (ruột) và ung thư phổi. (AAP)