BRI: Ngoại giao bẫy nợ’ của TQ –bóng đen bao trùm trật tự Thế giới
Sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” (BRI) đang trở thành một trong những dự án toàn cầu đầy tham vọng nhất của Chính quyền Trung Quốc nhằm thay đổi trât tự địa chính trị thế giới, thay thế đồng đô la Mỹ trên trường quốc tế và hiện thực hóa giấc mơ bá chủ toàn cầu của Bắc Kinh, The Western Jourrnal đưa tin gần đây.
Một vành đai, Một con đường (BRI) là gì?
Dựa theo khái niệm “Con đường Tơ lụa” vốn có từ thời cổ đại và là cột sống thương mại quốc tế khoảng 2.000 năm trước, sáng kiến Một vành đai, Một Con đường ban đầu bao gồm hai phần: (i) Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa đường bộ và con đường Tơ lụa Hàng hải, được gọi dưới dạng kết hợp là Sáng kiến Một vành đai, Một con đường.
Bắc Kinh có được cả hai, lợi ích địa chính trị và kinh tế khi hiến kế dự án này.
Kế hoạch ban đầu được tuyên bố là sẽ thúc đẩy thương mại và tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia Đông Nam Á như một phương tiện để “kéo các dân tộc của chúng ta lại gần nhau hơn”, ông Tập nói trong một bài phát biểu năm 2014 tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Kể từ đó, dự án đã phát triển cả về phạm vi và về quy mô.
Sử dụng các khoản vay lãi suất thấp từ Ngân hàng Cơ sở hạ tầng Châu Á có trụ sở tại Trung Quốc, được gọi là Quỹ Con đường Tơ lụa, ông Tập dự kiến sẽ chi tới 8 nghìn tỷ USD đầu tư trong suốt tiến trình thực hiện dự án, theo bản tóm tắt của truyền thông nhà nước.
Giờ đây, các quốc gia ở châu Âu, châu Phi, Nam Mỹ Latinh và vùng Ca-ri-bê đang bị ràng buộc với BRI bởi một mạng lưới rộng lớn các dự án cơ sở hạ tầng, bao gồm đường sắt, đập, nhà máy điện hạt nhân, đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, cảng và đường cao tốc, đồng thời việc này cũng đang giúp thúc đẩy sử dụng đồng Nhân dân tệ, và mở rộng ảnh hưởng địa chính trị của Bắc Kinh, Hội đồng Quan hệ Đối ngoại cho biết.
Ảnh hưởng của BRI hiện lan rộng khắp các châu lục và bao gồm cả các quốc gia chiếm hơn 2/3 dân số thế giới.
Tính đến tháng 1, theo Đại học Kinh tế Tài chính Trung ương ở Bắc Kinh, 140 quốc gia đã tham gia dự án này.
Trong khi BRI được lên kế hoạch để thu hút các quốc gia ở Nam Toàn cầu, dự án lại thu hút được thành viên từ 34 quốc gia ở Châu Âu và Trung Á – 18 trong số đó thuộc Liên minh Châu Âu.
Và Bắc Kinh cũng sử dụng sáng kiến này để xây dựng cái được gọi là “mối quan hệ các bên cùng có lợi” với các quốc gia có vị trí địa lý, chính trị quan trọng, bao gồm Nga, Myanmar và Pakistan.
Dự án hàng tỷ USD được Chủ tịch Tập Cận Bình công bố năm 2013 đã thu hút sự chú ý của nhiều nước trên thế giới. Đối với một số quốc gia, dự án có quy mô phi thường của Bắc Kinh đã tạo ra một cảm giác đáng kinh ngạc, và cũng đáng tò mò. Cho đến nay, nhiều nước phương Tây không phản đối sáng kiến này.
Trung Quốc thông qua BRI thiết lập lại trật tự thế giới
Nhiều chính phủ phương Tây lo ngại rằng sáng kiến này giống hình ảnh “con ngựa thành Troy” để mở rộng ảnh hưởng quốc tế của mình.
Trường quốc tế đã tập trung chỉ trích việc TQ thu hút các quốc gia thành viên tham gia sáng kiến vành đai và con đường như thế nào, và tư cách thành viên của họ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển lâu dài của các quốc gia này.
Các nhà phân tích và quan chức coi ứng dụng BRI của TQ là sự nỗ lực thu hút các quốc gia trong “ngoại giao bẫy nợ”.
Brahma Chellaney, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi, cho biết, Sáng kiến vành đai và con đường, thông qua các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng “vốn dĩ không tệ” đối với các nước thu nhập thấp, đã đưa họ vào “bẫy nợ” của Trung Quốc và Trung Quốc ở thế có thể ‘mua các nước nghèo’.
Các khoản vay thường đi kèm với các quy định yêu cầu dự án phải sử dụng vật liệu xây dựng của TQ hoặc hợp tác với các công ty TQ.
Theo Bộ Ngoại giao của cựu tổng thống Trump, một số quốc gia ở châu Phi, Nam Mỹ La Tinh và Nam Á đã bị vỡ nợ đối với các khoản thanh toán liên quan đến dự án, điều này dẫn tới sự tăng cường kiểm soát của TQ đối với cơ sở hạ tầng và nền kinh tế nội bộ của họ. Tại Sri Lanka, chính phủ đã mất quyền kiểm soát một cảng lớn sau khi không trả được khoản vay từ chính phủ TQ.
Ngoài việc thách thức vai trò của phương Tây trong việc thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế, BRI còn giúp ĐCSTQ tận dụng sức mạnh kinh tế và chính trị của mình, “uốn nắn” trật tự thế giới thành một khuôn mẫu thuận lợi hơn cho tham vọng của họ.
“ĐCSTQ ngày nay đang sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để hợp tác và ép buộc các nước trên thế giới; khiến các xã hội và các nền chính trị trên thế giới ngày càng thích nghi với các đặc thù của ĐCSTQ; và định hình lại các tổ chức quốc tế phù hợp với thương hiệu Chủ nghĩa Xã hội của Trung Quốc”, báo cáo thời chính quyền Trump cho biết.
Chính quyền Biden đã áp dụng cách tiếp cận theo hình tam giác để thách thức sự lãnh đạo của Bắc Kinh – một mối quan hệ đối địch, cạnh tranh và hợp tác, tiếp tục coi chính phủ TQ là mối đe dọa địa chính trị. Trong khía cạnh này, ông Biden đã phần nào hạ nhiệt chỉ trích chống chính sách đối ngoại của chính quyền tiền nhiệm nhắm vào chính quyền của ông.
Hoa Kỳ đã chuyển trọng tâm địa chính trị từ Trung Đông sang Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, với đỉnh điểm là kế hoạch rút quân mang tính biểu tượng của lực lượng quân sự Hoa Kỳ khỏi Afghanistan sau hai thập kỷ chiến tranh. Sự thay đổi này, vốn hiện thực hóa trong ý thức chính trị của người Mỹ dưới thời Trump, đang dẫn đến một chính sách ngoan cố và gây hấn hơn của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, vào tháng 3, Tổng thống Joe Biden đã đi xa hơn bằng cách bày tỏ sự quan tâm đến việc xây dựng một kế hoạch cơ sở hạ tầng giữa các quốc gia dân chủ nhằm thách thức sáng kiến BRI Trung Quốc.
“Tôi đề nghị rằng, về cơ bản, chúng ta nên có một ‘sáng kiến’ tương tự, trưng cầu từ các quốc gia dân chủ, giúp đỡ những cộng đồng mà trên thực tế cần giúp đỡ trên toàn thế giới”, Tổng thống Biden nói với báo giới, theo Reuters.
Tuy nhiên, lời kêu gọi như vậy có thể là sai lầm, vì BRI của Bắc Kinh không chỉ đơn thuần là một kế hoạch cơ sở hạ tầng quốc tế.
Nhà bình luận Đài phát thanh Sound of Hope và Focus Talk, Heng He, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với The Western Journal rằng, “họ muốn thiết lập một hệ thống khác để chống lại trật tự thế giới hiện có do Hoa Kỳ cùng các đồng minh thiết lập sau Thế chiến thứ II”.
Đây là cách để Trung Quốc xuất khẩu cách mạng, mà họ gọi là “mô hình Trung Quốc”, ông He cho biết. (NTD)