Bổ sung Vitamin D có thể giảm nguy cơ bệnh tim
Việc bổ sung vitamin D có thể làm giảm tỷ lệ bị các cơn đau tim và các biến cố tim mạch nghiêm trọng khác, theo một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tập san Y khoa Anh Quốc.
Nhà nghiên cứu cao cấp Rachel Neale, ông có bằng tiến sĩ về phòng chống ung thư da, nói với thời báo về tim mạch Medscape Cardiology về thử nghiệm D-Health, “Hầu hết các nghiên cứu khác không tìm thấy lợi ích của vitamin D đối với các biến cố tim mạch lớn.”
Kết quả thử nghiệm D-Health
Thử nghiệm D-Health là nghiên cứu lâm sàng lớn, ngẫu nhiên và mù đôi đã phát hiện thấy những người cao niên dùng liều vitamin D hàng tháng trong 5 năm đã giảm tỷ lệ bị các biến cố tim mạch lớn, đặc biệt là nhồi máu cơ tim (đau tim) và tái thông mạch vành – liệu pháp giúp phục hồi lưu lượng máu bị hạn chế hoặc bị chặn đến tim.
Nghiên cứu thực hiện trên hơn 21,000 người Úc tuổi từ 60 đến 84. Vào đầu mỗi tháng trong vòng 5 năm, một nửa số người tham gia nhận được một viên vitamin D3 chứa 60,000 đơn vị quốc tế (IU); nửa còn lại nhận được giả dược.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu nhập viện và tử vong để xác định các biến cố tim mạch lớn, bao gồm đau tim, đột quỵ, và sử dụng biện pháp tái thông mạch vành. Nghiên cứu báo cáo tỷ lệ đau tim thấp hơn 19% và nguy cơ phải tái thông mạch vành giảm 11% ở nhóm dùng vitamin D. Không có sự khác biệt về tỷ lệ đột quỵ giữa các nhóm. Tỷ lệ các biến cố tim mạch lớn ở nhóm dùng vitamin D thấp hơn 9% so với nhóm dùng giả dược, tương đương với biến cố ít hơn 5.8% trên 1,000 người tham gia.
Tiến sĩ Neale cho biết, “Vitamin D ở liều lượng thấp có độc tính thấp, vì vậy tôi nghĩ sẽ hợp lý nếu các bác sĩ lâm sàng cân nhắc bổ sung cho những người lớn tuổi không có chống chỉ định, đặc biệt là những người có các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn bị bệnh tim mạch”.
Tầm quan trọng của Vitamin D
Vitamin D rất cần thiết cho sức khỏe của tim, cải thiện lưu lượng máu bằng cách giữ cho lớp lót bên trong mạch máu khỏe mạnh, giảm viêm và giúp giảm huyết áp cao. Vừa là chất dinh dưỡng vừa là hormone, vitamin D tác động đến nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm giúp xương chắc khỏe và trợ giúp hệ thống miễn dịch. Nồng độ vitamin D thấp có thể là yếu tố nguy cơ đối với các bệnh tự miễn dịch và có liên quan đến hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường, có thể dẫn đến huyết áp cao, đau tim, và đột quỵ.
Những người có đủ vitamin D sống lành mạnh hơn, giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch và tử vong. Những người khỏe mạnh thường tham gia các hoạt động ngoài trời, tập thể dục và theo phương pháp ăn uống lành mạnh với thực phẩm dồi dào vitamin D, dẫn đến lượng vitamin D trong máu cao hơn.
Lượng vitamin D chúng ta nhận được khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể thay đổi theo mùa, thời gian trong ngày, mây che phủ, sắc tố da và việc sử dụng kem chống nắng. Những người có sắc tố da sẫm màu hơn không thể sản xuất nhiều vitamin D qua ánh sáng mặt trời.
Thực phẩm dồi dào Vitamin D
Rất ít thực phẩm chứa vitamin D tự nhiên và hầu hết là từ các nguồn động vật. Thực phẩm có hàm lượng vitamin D cao nhất bao gồm:
- Cá béo, như cá hồi Đại Tây Dương (salmon), cá hồi vịnh hẹp (trout), cá tuyết, cá mòi và cá thu.
- Lòng đỏ trứng, đặc biệt từ gà thả rông hoặc gà chăn thả. Trứng từ những con gà tiếp xúc với ánh mặt trời thường xuyên có lượng vitamin D cao gấp ba, bốn lần so với những con gà nuôi trong nhà.
- Nấm, nguồn phi động vật duy nhất có đủ lượng vitamin C ngoài thực phẩm có bổ sung thêm chất dinh dưỡng (fortified food).
- Các sản phẩm từ sữa, như sữa chua, phô mai và kefir.
Nhận đủ vitamin D chỉ từ đường ăn uống là gần như không thể, do vậy cần cân nhắc sử dụng các sản phẩm bổ sung, đặc biệt là đối với những người mong muốn mức tối ưu.
Sản phẩm bổ sung Vitamin D
NIH khuyến nghị bổ sung 600-IU vitamin D3 hàng ngày và cảnh báo độc tính với liều cao hơn bắt nguồn từ gợi ý trong Tài liệu Tham khảo về Phương pháp ăn uống của Viện Y học (IOM) năm 2010, vốn dựa trên lượng D3 đủ cho sức khỏe của xương.
Kể từ đó, các chuyên gia từ Hội đồng Dinh dưỡng có Trách nhiệm và Hiệp hội Nội tiết đã khuyến nghị lượng cao hơn đáng kể lên tới 10,000 IU mỗi ngày, cho rằng vitamin D có một số lợi ích sức khỏe khác trên toàn cơ thể và cần liều cao hơn để duy trì các chức năng sinh lý bình thường.
Đánh giá rủi ro đối với vitamin D được công bố trên Tập san Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ cho thấy những người trưởng thành khỏe mạnh dùng 10,000 IU mỗi ngày không cho thấy độc tính từ liều cao hơn trong các thử nghiệm lâm sàng được thiết kế tốt.
Những người tham gia nghiên cứu thử nghiệm D-Health đã uống vitamin D3 60,000 IU mỗi ngày, tương đương với 2,000 IU mỗi ngày và có tác động tích cực nhỏ đến sức khỏe tim mạch.
Số lần sử dụng
Mặc dù những người tham gia thử nghiệm D-Health được cho dùng liều hàng tháng, giúp tỷ lệ tuân thủ điều trị cao hơn, nhưng càng ngày có nhiều bằng chứng cho thấy việc dùng thuốc hàng ngày có thể có lợi hơn đối với một số bệnh.
Một nghiên cứu so sánh việc bổ sung vitamin D3 hàng tháng với hàng ngày cho thấy cả hai đều an toàn và hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy rằng liều hàng tháng 50,000 IU giúp bình thường hóa nhanh chóng và an toàn nồng độ 25(OH)D3, trong khi liều hàng ngày với 2,000 IU cho kết quả tương tự.
Nghiên cứu khác cho thấy việc bổ sung vitamin D hàng ngày giúp giảm nguy cơ còi xương, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính và bệnh lao, liều hàng tuần, hàng tháng hoặc ít thường xuyên hơn không có hiệu quả này.
Liều lượng vitamin D lớn, dùng một lần sẽ làm tăng nồng độ trong máu nhanh hơn nhiều so với liều lượng hàng ngày, nghĩa là một liều lớn có thể khắc phục tình trạng thiếu hụt nhanh hơn, sau đó có thể áp dụng liều lượng hàng ngày.
Kiểm tra nồng độ vitamin D trong máu
Xét nghiệm nền và theo dõi nồng độ vitamin D trong máu là điều cần thiết để xác định xem lượng thu được từ việc kết hợp tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thực phẩm, và thuốc bổ sung có đủ để ngăn ngừa sự thiếu hụt và đạt được các mục tiêu về sức khỏe hay không. Nồng độ vitamin D trong máu được đo bởi nồng độ 25-hydroxy tính bằng nanomole/lít (nmol/L).
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được thông số chính xác của mức vitamin D thấp và cao. Tuy nhiên, các chuyên gia của Ban Thực phẩm và Dinh dưỡng (FNB) tại Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia đã kết luận rằng mức vitamin D ở nồng độ 25-hydroxyvitamin.
- Nguy cơ thiếu vitamin khi mức này dưới 30nmol/L.
- Nguy cơ không đủ ở mức 30 đến 50nmol/L.
- Mức 50nmol/L trở lên là đủ đối với hầu hết mọi người.
Ngược lại, Hiệp hội Nội tiết chỉ ra rằng, đối với thực hành lâm sàng, nồng độ 25-hydroxyvitamin D trong huyết thanh trên 75nmol/L là cần thiết để tối đa hóa tác dụng của vitamin D trong chuyển hóa calcium, xương và cơ. Lưu ý rằng nồng độ trong huyết thanh lớn hơn 125nmol/L có thể liên quan đến các phản ứng bất lợi.
Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về việc bổ sung vitamin D, nhưng đối với tác dụng của việc bổ sung vitamin D đối với sức khỏe tim mạch, nồng độ thích hợp, bao nhiêu là quá nhiều, thì cuối cùng quyết định vẫn là ở bạn và bác sĩ của bạn. (T/H, ETV)