Wednesday, January 22, 2025

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Biến thể mới ‘lai’ giữa Delta và Omicron có thực sự nguy hiểm?


Theo các chuyên gia, biến thể mới của SARS-CoV-2 mới có chung nền tảng di truyền của biến thể Delta cùng với một số đột biến của Omicron, do đó nó được đặt tên là Deltacron.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Cộng hòa Cyprus Michalis Hadjipantelas vừa thông báo một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được đặt tên là Deltacron đã được phát hiện ở nước này.

Theo đó, nhóm nghiên cứu do TS Leondios Kostrikis, người đứng đầu Phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học và virus học phân tử tại Trường Đại học Cyprus làm trưởng nhóm, là tác giả của phát hiện nêu trên.

Ông Kostrikis cho biết biến thể mới của SARS-CoV-2 mới có chung nền tảng di truyền của biến thể Delta cùng với một số đột biến của Omicron, do đó nó được đặt tên là Deltacron.

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện 25 mẫu được lấy ở Cyprus, sau khi giải trình tự 1,377 mẫu như một phần của chương trình truy tìm các đột biến có thể có của SARS-CoV-2 ở Cyprus.

Theo Cyprus Mail, 11 trong số 25 mẫu được lấy từ những người nhập viện, trong khi 14 mẫu lấy từ cộng đồng. Ông Kostrikis cho biết tần suất phát hiện biến thể Deltacron cao hơn ở những người nằm viện, điều đó có nghĩa là có mối tương quan giữa Deltacron và tỉ lệ nhập viện.

Bộ trường Hadipantelas nhấn mạnh hiện tại biến thể Deltacron không gây lo ngại. Bộ Y tế Cyprus dự kiến công bố thêm thông tin về biến thể mới trong một cuộc họp báo vào đầu tuần sau.

Thông báo về biến thể mới được đưa ra chỉ một tuần sau khi một biến thể mới có tên gọi IHU, được phát hiện ở Pháp. Hiện vẫn chưa có nhiều thông tin về IHU nhưng các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang theo dõi chặt chẽ sự lây lan của nó. Các chuyên gia cho rằng biến thể IHU dường như không quá đáng lo ngại.

Trong bối cảnh biến thể Omicron lây lan chóng mặt và việc phát hiện biến thể Deltacron, các nhà chức trách sẽ tăng cường các biện pháp phòng chống Covid-19. Cyprus đang trải qua đợt dịch Covid-19 thứ năm, khiến số ca nhiễm mới tăng vọt lên khoảng 5,500 trường hợp mỗi ngày.

Báo cáo giám sát quốc gia Cyprus về Covid-19 được công bố hôm 7/1 cho thấy độ tuổi trung bình của những người bị nhiễm là 28 tuổi, cho thấy tốc độ lây lan nhanh chóng của virus ở người trẻ.

Trước đó, theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), người đã mắc Covid-19 và đã khỏi hoặc người đã tiêm chủng đầy đủ vẫn tái nhiễm…

Bên cạnh đó, các đột biến cho phép virus SARS-CoV-2 bám vào tế bào người dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, có yếu tố được gọi là “trốn miễn nhiễm”, theo đó người đã mắc Covid-19 và đã khỏi hoặc người đã tiêm chủng đầy đủ vẫn tái nhiễm.

WHO cũng cho rằng biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh này lây lan rất nhanh hiện nay là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó có tính chất của biến thể và việc người dân tăng tiếp xúc.

Biến thể Omicron, phát hiện ở Nam Phi ngày 24/11 vừa qua, hiện đã được ghi nhận ở Úc, Bỉ, Botswana, Anh, Đan Mạch, Đức, Hong Kong (Trung Quốc), Israel, Italy, Hà Lan, Pháp, Nam Phi, Canada… Điều này thêm một lần nữa lại phủ bóng đen lo ngại lên khắp toàn cầu vì những ảnh hưởng từ đại dịch.

Covid-19 có thể khiến người nhiễm bệnh chịu tới 203 di chứng

Đây là kết luận trên được đưa ra trong nghiên cứu quy mô quốc tế lớn nhất từ trước tới nay về người mắc Covid-19.

Theo đó, nghiên cứu phát hiện ra một loạt triệu chứng của người mắc Covid-19 kéo dài, từ sương mù não (một dạng rối loạn nhân thức), ảo giác cho tới rùng mình và ù tai. Các triệu chứng này xuất hiện ở 10 hệ thống cơ quan của cơ thể. Một phần ba số triệu chứng tiếp tục ảnh hưởng tới bệnh nhân ít nhất 6 tháng.

Triệu chứng thường gặp nhất là mệt, tình trạng khó chịu sau gắng sức (sức khỏe giảm sút sau khi bị ốm về thể chất, tinh thần) và sương mù não. Các triệu chứng khác gồm ảo giác, rùng mình, ngứa da, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, suy giảm chức năng tình dục, tim đập nhanh, vấn đề kiểm soát bàng quan, zona, mất trí nhớ, thị lực mờ, tiêu chảy và ù tai. (T/H, KTMT)