Monday, January 13, 2025

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Bí quyết sống lâu trăm tuổi không phải thể dục hay ăn kiêng

Trong số những người sống lâu trăm tuổi, gen di truyền chiếm 15%, yếu tố xã hội chiếm 10%, điều kiện y tế chiếm 8%, điều kiện khí hậu chiếm 7% và 60% còn lại phụ thuộc vào chính người đó. Vậy bí quyết hàng đầu mang lại sự trường thọ là gì? Thật đáng ngạc nhiên, hầu hết 1,420 người cao tuổi được khảo sát ở Mỹ và Trung Quốc đều có một điểm chung…

Khảo sát 1.420 người cao tuổi: Bí quyết sống lâu trăm tuổi không phải thể dục hay ăn kiêng
Khảo sát 1,420 người cao tuổi: Bí quyết sống lâu trăm tuổi không phải thể dục hay ăn kiêng. (Hình Pixabay)

Ủy ban Người cao tuổi thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên đã khảo sát 720 người cao tuổi trong thành phố – 89,17% trong số họ có một điểm chung là luôn lạc quan và có thái độ sống tốt.

Các nhà nghiên cứu người Mỹ cũng đã theo dõi 700 cụ già trong 3 năm và khám phá ra bí mật trường thọ của họ: Tính cách vui vẻ, ít khi lo lắng, về cơ bản không tức giận và giữ thái độ bình tĩnh trong suốt cuộc đời.

Hãy xem một số trường hợp thực tế:

Trong số những người cao tuổi nhất ở tỉnh Sơn Đông có ông Zhang Cunhe 115 tuổi. Nhiều người tò mò, điều gì khiến ông có tuổi thọ cao như vậy.

Khi được hỏi về bí quyết trường thọ của ông Zhang Cunhe, người con gái Zhang Aizhi của ông nói: “Cha tôi có thái độ sống tốt và luôn khoan dung với người khác”.

Ông Cunhe sống lạc quan, dễ gần, tuy đã trăm tuổi nhưng đầu óc linh hoạt, suy nghĩ sáng suốt, hiếm khi thấy những vết đồi mồi trên gương mặt, trông ông chẳng khác gì một người ngoài 70.

Ông Chen Tongshou, 101 tuổi, cũng nói rằng ông không bao giờ tức giận, và cho biết sự lạc quan của mình đều học được từ sách. “Tôi đọc tất cả các sách, và tôi thường nhờ con cháu giới thiệu sách”, ông nói.

Theo quan điểm của ông Chen Tongshou, một cụ già lạc quan sẽ ngủ rất ngon và không bị mất ngủ nếu ít lo nghĩ. “Tôi tắm trước khi đi ngủ mỗi ngày, đọc sách để thư giãn cơ thể và tinh thần, sau đó chìm vào giấc ngủ ngon lành, và không có bất kỳ phiền nhiễu nào”, ông nói.

Cứ Vô Tư Mà Sống, Chuyện Gì Cũng Có Cách Giải Quyết! - YBOX

Những người ‘vô tư’ thường sống lâu hơn

Theo khảo sát của Hiệp hội Lão khoa Trung Quốc, trong số những người sống lâu trăm tuổi, gen di truyền chiếm 15%, yếu tố xã hội chiếm 10%, điều kiện y tế chiếm 8%, điều kiện khí hậu chiếm 7% và 60% còn lại phụ thuộc vào chính người đó. Một trong những bí quyết hàng đầu là tâm lý.

“Vô tâm vô phế” (Không tim không phổi) vốn không phải là một cụm từ mang nghĩa tích cực trong suy nghĩ của nhiều người, rằng đây là chỉ những người bất cần, ăn được ngủ được, lòng dạ ngay thẳng, không lo toan mọi việc. Nhưng bạn có biết rằng, dưới con mắt của các chuyên gia, những người “vô tâm vô phế” như vậy lại có xu hướng sống lâu hơn so với những người suy nghĩ quá nhiều.

Một cụ già đã 94 tuổi nhưng tướng mạo vẫn khôi ngô, đi đứng hoạt bát, trông như mới ngoài 60 tuổi. Khi được hỏi bí quyết trường thọ của cụ là gì, là tập thể dục hay chế độ ăn uống, cụ chỉ cười bảo: “Tôi chỉ có hai bí quyết, đó là nói cười nhiều, và không lo nghĩ quá nhiều”.

Những người giống như cụ ông nói trên là những người biết hài lòng với hiện trạng, họ thường cảm thấy mãn nguyện và hạnh phúc, cuộc sống thư thái, không có tính khí thất thường, nên dễ lọt vào “hàng ngũ” những người sống lâu nhất.

Giữ tinh thần lạc quan có thể kéo dài cuộc sống của bạn | Vinmec

Tại sao chúng ta không thể trở thành ‘người lạc quan’?

Người già sợ nhất là ốm đau. Nhiều khi chỉ bị đau đầu hoặc sốt nhẹ, họ sẽ ngay lập tức lo lắng rằng phải chăng mình mắc bệnh hiểm nghèo. Nghe tin người hàng xóm già qua đời, họ cũng trở nên vô cùng lo lắng. Khi nói đến cholesterol cao, họ ngay lập tức bỏ món trứng khỏi chế độ ăn, khi nói đến lượng đường trong máu cao, họ từ chối tất cả đồ ngọt và trái cây.

Tuy nhiên, nhiều người sống lâu trăm tuổi lại ít khi kiêng kỵ và thường xem nhẹ chuyện “sinh tử”. Một thái độ lạc quan là thứ hữu ích nhất trong việc chống lại bệnh tật. 

Bà Tôn Thụy Anh, 100 tuổi sống ở Dương Châu, Giang Tô, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối ở tuổi 50 và đã trải qua một cuộc đại phẫu ở tuổi 95. Tuy nhiên, bà hoàn toàn không lo lắng về bệnh tình của mình, bà vẫn uống trà mỗi buổi sáng, chăm sóc hoa cỏ, đi chợ mua thức ăn và đến thăm trò chuyện cùng những người bạn cũ.

Lạc quan ‘có thể đạt được’

Các chuyên gia tin rằng lạc quan là một phẩm chất có thể đạt được. Ở bên những người lạc quan và thích cười nhiều hơn, những cảm xúc tích cực có thể dễ lây lan. Ngoài ra, tập thể dục có thể làm cho mọi người hoạt bát, vui vẻ và tăng khả năng giao tiếp xã hội. 

“Liệu pháp y học không tốt bằng liệu pháp ăn kiêng, và liệu pháp ăn kiêng không tốt bằng liệu pháp tinh thần“. Ở một mức độ nào đó, dù thuốc tốt đến đâu cũng nên có chế độ ăn uống hợp lý, bữa cơm có ngon đến đâu cũng không bằng thái độ tốt. 

Các loại cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta sẽ tác động xấu đến cơ thể của chúng ta. Ví dụ:

  • Khi tức giận sẽ có các biểu hiện như mạch, tim đập nhanh, thở gấp;
  • Khi buồn sẽ làm giảm dịch tiêu hóa do tuyến tiêu hóa tiết ra và gây chán ăn;
  • Sợ hãi và nói dối sẽ làm căng cơ trung tâm. hệ thần kinh và huyết áp tăng bất cứ lúc nào.

Giữ thái độ tốt và xem qua bài thuốc “trị liệu” này, sẽ rất bổ ích đấy!

1. Tiếng cười là một chất dinh dưỡng: Các nghiên cứu đã xác nhận rằng tiếng cười có thể làm giảm huyết áp; cười trong 1 phút có thể có tác dụng như khi chèo thuyền trong 10 phút.

2. “Liệu pháp nói chuyện” là một loại thuốc đặc biệt: Giao tiếp với các thành viên trong gia đình ít nhất 15 giờ một tuần; các cặp vợ chồng giao tiếp ít nhất hai giờ mỗi ngày.

3. Mở rộng vòng tròn cuộc sống: Những người có nhiều bạn bè sống lâu hơn trung bình 7 năm. Vì thế, hãy cố gắng mở rộng vòng tròn cuộc sống của mình, gặp gỡ bạn cũ và chủ động chào hỏi những người hàng xóm. (NTD)