Sunday, December 22, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Bí quyết dưỡng sinh: 10 điều không nên ‘quá’

Dưỡng sinh trong Đạo gia chú trọng sự cân bằng, trung hòa. Những gì thái quá đều là trái với quy luật Trung dung của đạo tự nhiên. Vi thế, bí quyết để giữ thân tâm khỏe mạnh là tránh những điều thái quá. Thực hành 10 điều ‘không quá’ sau, chắc chắn bạn sẽ đạt được sự cân bằng trong nội tâm và thân thể khỏe mạnh.

Mẹo làm đẹp Với Phong Cách Trang Điểm Mùa Đông - Eva Doctor

1. Mặc không quá ấm

Khi mặc quần áo, đội mũ không nên mặc quá ít phong phanh thì dễ bị nhiễm lạnh nhưng ngược lại mặc quá ấm cũng không phải là tốt. Quần áo mặc trên con người khi mặc quá ấm áp cũng dễ bị cảm vì không thể thoát mồ hôi ra ngoài được. Mặc quần áo hãy mặc vừa đủ, cảm thấy thoải mái hoạt động và đủ ấm chứ đừng ấm quá mức.

2. Ăn không quá no

Ăn cơm chỉ nên ăn no 7,8 phần, ăn nhiều rau xanh. Ăn quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày, và phải dựa vào việc tiêu hóa để thanh lý hết những thức ăn đó. Hơn nữa quá nhiều thức ăn sẽ khiến cho năng lượng bị dư thừa, dẫn tới béo phì.

Ăn nhiều rau bí quyết dưỡng sinh
Ăn nhiều rau và chất xơ để đảm bảo một cơ thể khoẻ mạnh. (Ảnh Pixabay)

3. Ở không quá xa hoa

Con người chỉ cần sống trong một ngôi nhà vừa đủ tiện nghi, một căn phòng đủ sạch sẽ và thoải mái. Khi ấy tâm tính của chúng ta sẽ luôn lương thiện, không tham vọng sân si.

Ngồi nhiều ảnh hưởng gì tới cơ thể? | Vinmec

4. Ngồi không quá nhiều

Để giữ gìn sức khỏe tốt chúng ta nên tạo dựng thói quen đi bộ. Nếu phải ngồi xe một thời gian lâu sẽ khiến cho chân bạn mất đi sự linh hoạt, nhanh nhẹn vốn có. Nhưng cũng đừng vì thế mà trở nên vội vàng, hấp tấp.

Những người lúc nào cũng vội vội, vàng vàng sẽ chỉ thêm mệt mỏi, khổ sở. Sức khỏe của chúng ta được đảm bảo bằng cách hoạt động chậm rãi, vừa đủ.

đi bộ nhiều bí quyết dưỡng sinh
Đi bộ nhiều toát mồ hôi sẽ khiến cho tố chất gây bệnh như chì, Strontium… theo mồ hôi thoát ra ngoài. (Ảnh Pixabay)

5. Lao động không quá mệt

Cường độ lao động nên có giới hạn, nếu vượt quá cường độ đó sẽ gây hại cho cơ thể. Người già không nên vận động quá sức. Khi mồ hôi toát ra quá nhiều không nên thở gấp. Người bệnh tim hoặc cao huyết áp nên chú ý vận động nhẹ nhàng, vừa sức.

سلبيات كثرة الاحتلام | Rajil

6. Cuộc sống không nên quá an nhàn

Hằng ngày không có việc gì làm sẽ khiến con người ta mất đi hứng thú đối với cuộc sống, từ đó không còn chí tiến thủ. Có thể dựa vào sở thích, thú vui của bản thân mà sắp xếp một số khóa học hoặc tham dự các hoạt động tập thể, như câu lạc bộ cờ tướng, các lớp nghệ thuật,v.v… điều này không những có thể khiến cuộc sống trở lên phong phú, mà còn là cơ hội giao lưu kết bạn.

7. Không vui quá đà

Niềm vui không thể vượt quá, quá yêu thích ắt sẽ đau lòng, bạn phải học cách khống chế tình cảm của mình, nói cười phải có mức độ. Những người mắc bệnh mãn tính như cao huyết áp, tim mạch, thấp khớp nếu cười lớn, hay quá thích thú rất dễ khiến cho bệnh tình phát tác.

8. Không quá tức giận

Cuộc sống con người không thể lúc nào cũng như ý muốn của bản thân. Có rất nhiều chuyện xảy ra khiến bản thân khó lòng có thể không khó chịu, tức giận.

Nhưng tâm trí muộn phiền thì vạn lần càng không nên tức giận, việc đó sẽ không chỉ khiến bản thân tổn thương mà cơ thể cũng bị tổn thương. Để có thể kiểm soát cảm xúc, nên thường xuyên duy trì thái độ lạc quan trong cuộc sống.

Khống chế cảm xúc bí quyết Dưỡng sinh
Khống chế cảm xúc để tâm tĩnh lặng, giữ cho cuộc sống luôn lạc quan. (Ảnh Mathieu Turle / Unsplash)

9. Danh không quá cầu

Tiền tài, danh lợi chỉ là vật ngoài thân, sinh không mang đến, tử không mang đi, chỉ như mây khói bay mà thôi. Sống thoải mái, an nhàn hưởng thụ, có danh lợi thì tốt, không có thì đừng tham lam tuy cầu.

Làm việc thiện cứu người, cuối cùng sẽ qua được tai ương

10. Lợi không quá tham

Con người luôn có nguyện vọng về vật chất. Hệ quả của việc truy cầu vật chất quá mực là rất đáng sợ, một khi nguyện vọng này không thể khống chế, sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái đau khổ mãi không nguôi. (ETV)