Sunday, December 22, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Bệnh nhân COVID-19 có thể tử vong nếu mắc 4 bệnh nền này

Các nhà nghiên cứu Úc đã phân tích cơ sở dữ liệu của 375,859 bệnh nhân thuộc 14 quốc gia để xác định các bệnh đi kèm phổ biến nhất trong các ca tử vong do COVID-19.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Griffith của Úc đã phát hiện ra rằng ung thư, bệnh thận mãn tính, tiểu đường và huyết áp cao là 4 bệnh nền nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong, nếu những người mắc bệnh này nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.

Các nhà nghiên cứu Úc đã phân tích cơ sở dữ liệu của 375,859 bệnh nhân thuộc 14 quốc gia để xác định các bệnh đi kèm phổ biến nhất trong các ca tử vong do COVID-19.

*Huyết áp được coi là bình thường khi huyết áp tâm thu (systolic) dưới 120 và huyết áp tâm trương (diastolic) dưới 80.
*Được gọi là tiền cao huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 120 đến 129 và huyết áp tâm trương dưới 80.

Nghiên cứu cho thấy tăng huyết áp là bệnh đi kèm phổ biến nhất ở các bệnh nhân COVID-19, tiếp đó là béo phì và tiểu đường. Tuy nhiên, béo phì không làm tăng rủi ro tử vong do COVID-19.

Những bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn dịch và ung thư thường có chức năng miễn dịch yếu hơn, do sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, và đó là lý do họ có tỷ lệ nhập viện cao hơn nếu mắc COVID-19.

Chuyên gia Adam Taylor -một trong những tác giả của nghiên cứu trên – cho biết các bệnh đi kèm thường được coi là các yếu tố rủi ro làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh COVID-19, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của từng loại bệnh đi kèm vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi.

Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học Úc đã tiến hành phân tích tất cả các bệnh đi kèm được ghi nhận đã làm trầm trọng hơn tình trạng của các bệnh nhân COVID-19 và dẫn đến tử vong, qua đó xác định được các bệnh đi kèm cụ thể gây nguy cơ cao hơn cho bệnh nhân COVID-19, cũng như các nhóm đối tượng có nguy cơ cao nếu mắc COVID-19.

Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết cho rằng một số bệnh đi kèm làm tăng nguy cơ tử vong do COVID-19 là do các bệnh này ảnh hưởng đến sự xuất hiện của một thụ thể gọi là ACE2 – thụ thể mà protein gai của virus SARS-CoV-2 bám vào để xâm nhập và lây nhiễm các tế bào cơ thể người.

Chẳng hạn như bệnh nhân tiểu đường thường dùng thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu và loại thuốc này làm tăng biểu hiện của ACE2 trên các tế bào của cơ thể bệnh nhân.

Bệnh nhân béo phì cũng có biểu hiện ACE2 cao hơn, do có một số lượng lớn tế bào mỡ.

Tiến sỹ Taylor cho biết kết quả nghiên cứu cho thấy ở một số bệnh nhân, các phương pháp điều trị đã làm tăng biểu hiện của thụ thể ACE2. Và nếu thụ thể đó gia tăng, virus SARS-CoV-2 sẽ có thêm chỗ để bám vào, khiến cho các tế bào dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Ngoài ra, đối với một số trường hợp, COVID-19 không chỉ là một bệnh đường hô hấp mà còn có thể gây ra các triệu chứng thần kinh, viêm tim và cũng có thể nhiễm trùng đường ruột./. (VN+)