Sunday, November 3, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Bắc Kinh là ‘Kẻ tấn công mạng nhà nước’, đứng sau các cuộc tấn công mạng vào Úc: Chuyên gia quốc phòng nói

Một chuyên gia quốc phòng của Úc tin rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) rất có thể là “diễn viên không gian mạng tinh vi nhà nước’’ mà Thủ tướng Scott Morrison đã cảnh báo, nhưng không nói rõ danh tính, đang thực hiện các cuộc tấn công mạng vào Chính phủ và các tổ chức tư nhân Úc.

Michael Shoebridge thuộc Viện Chính sách chiến lược Úc cho biết, Thủ tướng Chính phủ nhận xét rằng “không có một số lượng lớn các diễn viên nhà nước có thể tham gia vào loại hoạt động này’’, ý muốn ám chỉ vào chế độ Trung Quốc.

Shoebridge nói với Thời báo Đại Kỷ Nguyên vào ngày 19 tháng 6: “Khi bạn nhìn sâu vào khả năng và ý định, thì danh sách sẽ thu hẹp lại đối với nghi phạm có khả năng nhất là nhà nước Trung Quốc’’.

Xem xét danh sách những nước có thể đứng đằng sau các cuộc tấn công mạng, Shoebridge nói: “Khi nói đến Úc, người Nga không có ý định, họ không có cùng mối quan tâm sâu sắc giống như Bắc Kinh đối với Úc, vì mối quan hệ thương mại hai chiều giữa hai nước là rất lớn; một mặt khác là bởi vì các quyết định của Úc đối với lợi ích quốc gia của chúng ta đã ảnh hưởng đến các cuộc canh tranh toàn cầu theo cách mà Bắc Kinh không thích’’.

Bắc Kinh đã thúc đẩy một cuộc tranh chấp thương mại với Úc, một vụ mà truyền thông nhà nước Trung Quốc Global Times cho biết là để trả đũa Bộ trưởng Ngoại giao Marise Payne, người đã kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của sự bùng phát virus Corona Vũ Hán, cũng như lệnh cấm triển khai hệ thống mạng 5G của Úc đối với Huawei.

Bắc Kinh là ‘Kẻ tấn công mạng nhà nước’, đứng sau các cuộc tấn công mạng vào Úc: Chuyên gia quốc phòng nói
Lính Trung Quốc đang làm việc với các máy tính. Các cuộc tấn công mạng của chế độ Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ vẫn tiếp tục bất chấp các thỏa thuận không gian mạng. (Ảnh: mil.huanqiu.com)

“Tình báo kinh tế’’ của các cuộc tấn công mạng dẫn đến ‘Diễn viên nhà nước’

Shoebridge nói rằng ai cũng biết rằng chế độ Trung Quốc tham gia vào các cuộc tấn công mạng thường xuyên, có hệ thống chống lại Chính phủ, các đảng chính trị và doanh nghiệp của Úc.

Do mức độ ‘bền bỉ và cường độ cao’ của các cuộc tấn công mạng kéo dài, Shoebridge tin rằng Thủ tướng có thể đã đánh giá một sự cần thiết về mặt chiến lược và cảnh báo với công chúng để các tổ chức chính phủ và phi chính phủ có thể tập trung chú ý vào chế độ an ninh mạng bảo mật của họ.

Trên thực tế, Thủ tướng nói với các phóng viên trong cuộc họp báo rằng: “Thật đáng tiếc, hoạt động này không mới. Tần suất càng ngày càng tăng’’.

Vào sáng ngày 19 tháng 6, Thủ tướng Scott Morrison, cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Linda Reynold, đã tuyên bố chính thức tại Canberra rằng: “Các tổ chức của Úc thuộc nhiều lĩnh vực, bao gồm tất cả các cấp chính phủ, công nghiệp, tổ chức chính trị, giáo dục, y tế, các nhà cung cấp dịch vụ thiết yếu và các nhà điều hành cơ sở hạ tầng quan trọng khác’’ đã là mục tiêu của một cuộc tấn công mạng lớn, có sự phối hợp hành động cùng nhau, kéo dài nhiều tháng.

Thủ tướng Morrison nói thêm: “Chúng tôi biết rằng đó là một diễn viên mạng tinh vi nhà nước vì quy mô và bản chất của mục tiêu mà các tình báo kinh tế thường sử dụng’’.

Khi được hỏi về quốc gia nào có liên quan, Thủ tướng Morrison đã không nói rõ, mà chỉ nói rằng “sự kết luận’’ đòi hỏi một ngưỡng cực kỳ cao trước khi chính phủ xem xét hành động đó.

Tuy nhiên, ông nói: “Australia chưa đưa ra các kết luận, và khi nào và nếu chúng ta chọn làm như vậy thì luôn luôn được thực hiện trong bối cảnh những gì chúng ta tin là vì lợi ích quốc gia chiến lược của chúng ta’’.

Thủ tướng Morrison cho biết lý do ông đưa ra cảnh báo là để “nâng cao nhận thức về những rủi ro cụ thể này’’ và khuyến khích các tổ chức thực hiện “lời khuyên của chuyên gia và thực hiện các biện pháp phòng vệ kỹ thuật để ngăn chặn hoạt động mạng độc hại này’’.

Shoebridge cho biết có khả năng các diễn viên mạng đã và đang làm việc để có được “thông tin xác thực và truy cập được vào các hệ thống’’ của các tổ chức khác nhau ở Úc và là một “sự hiện diện lâu dài’’ trong khu vực này.

“Không có bằng chứng về sự gián đoạn hoặc vô hiệu hóa các hệ thống, vì vậy những gì họ thấy là sự hiện diện của các diễn viên nhà nước trên các hệ thống để thu thập thông tin’’.

Một ví dụ về việc “lợi thế thông tin’’ có thể phát huy tác dụng như thế nào, là nó mang lại cho chính phủ hoặc doanh nghiệp, một lợi thế so với một thực thể đối thủ trong các cuộc đàm phán, thương lượng.

“Nếu một đối tác có thể có quyền truy cập vào các công việc chuẩn bị cho cuộc đàm phán nội bộ của họ, cấu trúc chi phí của họ, chi tiết xung quanh các thỏa thuận kinh doanh của họ, điều đó đặt họ vào vị trí làm chủ mọi cuộc chơi’’.

Thủ tướng Scott Morrison
Thủ tướng Scott Morrison (L) với Thượng nghị sĩ Marise Payne (phải) nói chuyện với truyền thông tại Sydney, Australia vào ngày 13 tháng 5 năm 2019. (Tracey Nearmy / Getty Images)

Chiến tranh không giới hạn của Bắc Kinh đối với phương Tây

Khả năng không gian mạng của ĐCSTQ vượt trội so với nhiều quốc gia khác do quy mô của nó, theo Shoebridge:

“Quy mô hoạt động không gian mạng của Trung Quốc lớn hơn vì họ giàu có hơn, họ có thể sử dụng rất nhiều công nghệ của các công ty tư nhân, và đó cũng là một nỗ lực của các công ty nhà nước nơi mà các công ty nhà nước và tư nhân có thể bị buộc phải làm việc cho nhà nước, và điều đó làm tăng thêm khả năng của họ’’.

Ông nói thêm “đó là một phần rằng tại sao hoạt động của Trung Quốc là vấn đề lớn trên toàn cầu’’.

ĐCSTQ có một chiến lược chiến tranh mạng nhiều mặt được củng cố bởi học thuyết “chiến tranh không giới hạn’’ của nó. Học thuyết bắt buộc ĐCSTQ phải giao chiến với các đối thủ địa chính trị (cụ thể là Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây) thông qua nhiều phương tiện, ngoài chiến tranh truyền thống.

Điều này có thể bao gồm chiến tranh kinh tế, ảnh hưởng của các chính trị gia, chiến tranh mạng và các chiến dịch không rõ ràng. Chế độ này tránh xung đột trực tiếp vì nó biết ưu thế công nghệ của quân đội Hoa Kỳ vượt xa nó, vì vậy nó phải giao chiến thông qua các phương tiện khác.

Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã thông qua một loạt các đạo luật để thắt chặt sự kìm kẹp đối với khu vực tư nhân để có thể tận dụng sức mạnh của toàn xã hội để chống lại các đối thủ của mình một cách hiệu quả nhất.

Các đạo luật đó bao gồm Luật Tình báo Quốc gia 2017, bắt buộc các công ty có trụ sở tại Trung Quốc cung cấp dữ liệu và thông tin cho nhà nước nếu cần, và học thuyết hợp nhất quân sự-dân sự, bắt buộc các công nghệ dân sự có thể được sử dụng cho quân đội.

“Đây là một vấn đề làm nổi bật nguy cơ rằng các tập đoàn nhà nước hoặc tư nhân Trung Quốc có thể bị nhà nước Trung Quốc buộc phải hợp tác, và buộc không tiết lộ sự hợp tác đó’’, ông Shoebridge nói.

“Điều đó cho phép họ tiếp cận với các công nghệ, ứng dụng và khả năng mà Chính phủ không thể tự xây dựng được và họ có thể sử dụng từ thế giới thương mại của họ cho các mục đích quân sự’’, ông nói thêm.

Do đó, các công ty như Zoom, Huawei, TikTok, Tencent và ZTE đã phải chịu sự giám sát ngày càng tăng từ các Chính phủ phương Tây trong những tháng gần đây.

NTD, theo The epoch times