Wednesday, January 22, 2025

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Anh và Israel cùng tiêm chủng thành công, vì sao bức tranh Covid-19 lại khác biệt?

Cả Anh và Israel đều được đánh giá là những nước có chiến dịch tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 thành công, nhưng tình hình sau đó ở 2 nước này lại theo chiều hướng trái ngược nhau.

Bức tranh trái ngược ở Anh và Israel

Anh và Israel đều được coi là những nước hàng đầu thế giới trong chiến dịch tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19. Tuy nhiên, trong khi Israel đang dỡ bỏ hết những hạn chế phòng chống, dịch thì Anh lại đang phải gia hạn các biện pháp hạn chế do số ca mắc Covid-19 tăng cao.

Mặc dù khởi động chương trình tiêm chủng quy mô lớn sau Anh hồi tháng 12/2019, nhưng Israel tăng tốc nhanh chóng và đã đạt đến cột mốc quan trọng ngày 15/6 khi dỡ bỏ các yêu cầu đeo khẩu trang ở không gian trong nhà – một trong những hạn chế cuối cùng để phòng dịch Covid-19 còn được áp dụng tại nước này.

Sau khi thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 nhanh nhất thế giới, Israel đã tiêm 2 liều vắc-xin Pfizer/BioNTech cho hơn một nửa trong dân số 9 triệu người. Cuộc sống hàng ngày đã trở lại gần như trạng thái như trước khi đại dịch xảy ra, các nhà hàng, quán ăn, khách sạn, các buổi hòa nhạc và sân khấu đều mở cửa hoàn toàn trở lại.

Theo số liệu của Bộ Y tế, ngày 14/6, Israel chỉ ghi nhận 25 trường hợp mắc Covid-19 và hiện chỉ có 211 ca bệnh trên cả nước. Số người tử vong do Covid-19 trong tháng 5 tại Israel cũng chưa đến 20 người.

Tỷ lệ tiêm chủng ở nhóm người 20-29 tuổi ở Anh thấp hơn nhiều so với Israel. Ảnh: Reuters
Tỷ lệ tiêm chủng ở nhóm người 20-29 tuổi ở Anh thấp hơn nhiều so với Israel (Hình Reuters)

Trái ngược với bức tranh tích cực ở Israel, ngày 14/6 Anh ghi nhận hơn 7,700 ca mắc Covid-19. Chính phủ Anh tuyên bố hoãn nới lỏng hạn chế thêm 4 tuần.

Sự xuất hiện của biến thể Delta, phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ, được cho là nguyên nhân khiến số ca mắc Covid-19 ở Anh gia tăng đột biến. Biến thể Delta lây lan nhanh hơn 60% so với biến thể Alpha, được phát hiện đầu tiên ở Kent, gây ra các triệu chứng nặng hơn và khả năng kháng vắc-xin cao hơn một chút. Hơn 90% số ca mắc Covid-19 ở Anh hiện nay là do biến chủng Delta.

Sự khác biệt do đâu?

Sự khác biệt lớn giữa Anh và Israel, không chỉ ở quy mô dân số mà còn ở văn hóa, cách tiếp cận với vắc-xin, mật độ nhà ở và sự do dự tiêm chủng vắc-xin…

Dù vậy, tỷ lệ tiêm chủng ở Israel và Anh không có sự khác biệt đáng kể. Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi do đâu mà bức tranh hậu tiêm chủng ở 2 nước có sự khác biệt?

Ở Israel, 60% dân số đã tiêm ít một mũi vắc-xin ngừa Covid-19 và gần 57% đã hoàn thành cả 2 mũi. Ở Anh, khoảng 62% dân số đã tiêm một mũi vắc-xin –cao hơn một chút so với Israel, nhưng chỉ 44% đã tiêm cả 2 mũi.

Israel dỡ bỏ gần như toàn bộ các hạn chế phòng dịch Covid-19 từ ngày 1/6 (Ảnh: Times of Israel).
Israel dỡ bỏ gần như toàn bộ các hạn chế phòng dịch Covid-19 từ ngày 1/6 (Hình Times of Israel).

Oliver Geffen, nhà dịch tễ học người Israel hiện làm việc tại Anh, nói rằng cần phải nhìn sâu hơn vào các dữ liệu.

“Hai khác biệt chính giữa Israel và Anh là ở chỗ Israel có tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi cao hơn, và tỷ lệ tiêm chủng đó cũng rải rác đều trong dân số”, theo ông Geffen.

Ở Israel, 77% những người từ 20-29 tuổi đã tiêm mũi vắc-xin thứ 2, trong khi con số này ở Anh mới chỉ gần 15%.

“Điều này có thể tạo ra những nhóm người dễ bị mắc bệnh, và đó có thể là nguyên nhân dẫn đến sự tái xuất hiện của các ca mắc Covid-19”, ông Geffen nói.

Sự gia tăng gần đây của các trường hợp mắc Covid-19 ở Anh chủ yếu tập trung vào những người dưới 39 tuổi, và có mối lo ngại về sự lây lan trong các trường học.

A warning sign in Bolton
Lời khuyên của chính phủ Anh đã xuất hiện kêu gọi mọi người không đi ra vào các khu vực bị tấn công bởi biến thể coronavirus lần đầu tiên được tìm thấy ở Ấn Độ, trừ khi cần thiết (Hình Reuters)

Ông Geffen cho rằng, biến thể Delta ở Anh cũng là nguyên nhân đáng kể khiến số ca mắc ở nước này tăng mạnh.

Dù Israel có số ca mắc ít hơn, nhưng nước này cũng từng chứng kiến kịch bản tương tự do các biến thể của virus SARS-CoV-2.

Hồi tháng 1/2021, Israel cũng ghi nhận sự gia tăng đột biến số ca mắc Covid-19 dù đã tiến hành chương trình tiêm chủng trên diện rộng. Điều này được cho là do biến thể Alpha.

Dù vậy, Israel đã phản ứng nhanh chóng bằng cách đóng cửa biên giới đối với những người không phải là công dân nước này và quy định này tới nay vẫn có hiệu lực. Biến thể Delta cũng được phát hiện ở Israel nhưng tình hình không vượt tầm kiểm soát như ở Anh. Chính phủ Anh được cho là đã hành động chậm trễ trong chính sách đi lại toàn cầu.

Adi Niv-Yagoda, một chuyên gia chính sách y tế tại Đại học Tel Aviv đồng thời là thành viên ban cố vấn chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế Israel cho rằng, quyết định của Anh về việc trì hoãn tiêm mũi vắc-xin thứ 2 cũng có thể ảnh hưởng tới chiến dịch tiêm chủng toàn quốc.

“Israel đã tiến hành tiêm chủng 2 mũi vắc-xin ngừa Covid-19 của Pfizer. Đây không phải là một mối tương quan dựa trên bằng chứng nhưng chúng ta có thể thấy nó có hiệu quả khác biệt”, ông Yagoda nói, đồng thời nhấn mạnh, Israel tuân thủ khuyến cáo tiêm chủng 2 mũi cách nhau 21 ngày.

Kết quả nghiên cứu về các phương pháp tiêm chủng khác nhau hiện cũng có sự khác biệt. Một nghiên cứu của Israel cho thấy, tiêm 2 liều vắc-xin của Pfizer có hiệu quả phòng bệnh tới hơn 95% và hiệu quả chỉ ở mức 58% nếu chỉ tiêm một mũi. Tuy nhiên, một nghiên cứu ở Anh cho thấy việc trì hoãn tiêm mũi vắc-xin thứ hai thực sự có thể cải thiện khả năng miễn dịch ở những người trên 80 tuổi./. (VOV)