Sunday, December 22, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Ăn cơm và mì thừa: Thanh niên buộc phải cưa chân và ngón tay sau đó vì nhiễm khuẩn


Theo NY Post, thực phẩm nam thanh niên ăn phải đã bị nhiễm độc và gây ra hiện tượng nhiễm trùng huyết nghiêm trọng.

VIDEO (BẤM VÀO NÚT TRÊN ĐỂ XEM): Một sinh viên ăn thức ăn thừa đáng ngờ cho bữa trưa -Đây là điều đã xảy ra với chân tay của anh ấy (chubbyemu)

Nhà nghiên cứu chất độc được cấp phép -TS Bernard Hsu, người không tham gia chữa trị bệnh nhân, đã mô tả lại sự việc này và đăng trên Youtube ngày 16/2.

Thực phẩm mà nam thanh niên này tên JC, ăn gồm thịt lợn thăn, thịt gà, cơm và mì. Anh là nhân viên phục vụ của nhà hàng này, sống ở miền Bắc New England, Mỹ.

Vị chuyên gia nhận định đây là tai nạn kinh hoàng đến từ thói quen rất phổ biến. Trường hợp này đã được các bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, Mỹ, mô tả trong bài báo công bố trên tạp chí y học New England.

Theo bác sĩ chuyên khoa khi Alexandra T Lucas, Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, người bệnh phải vào phòng chăm sóc đặc biệt vì bị sốc, suy đa phủ tạng và phát ban. 20 giờ sau khi ăn thức ăn thừa từ nhà hàng mình làm việc, anh nhập viện với tình trạng đau bụng lan tỏa, buồn nôn và nôn. Chất dịch nôn có màu trắng đục, nâu đỏ.

Chỉ vài tiếng sau khi ăn đồ thừa từ một nhà hàng, một nam thanh niên Mỹ 19 tuổi đã phải nhập viện trong tình trạng suy đa tạng. Sau đó, cậu phải để cho bác sĩ cắt cụt 2 chân và các ngón tay đã hoại tử của mình.

Sau đó, nam thanh niên bắt đầu ớn lạnh, suy nhược toàn thân và đau cơ lan tỏa, đau ngực, khó thở, nhức đầu, cứng cổ và mờ mắt, thân nhiệt 40.8 độ C, mạch 166 nhịp/phút, huyết áp 120/53 mm Hg, nhịp thở 28 lần/phút và độ bão hòa oxy 95%.

Tình trạng phát ban dạng lưới lan tỏa xuất hiện trên mặt, ngực, bụng, lưng, cánh tay và chân, không có ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Sau khi xét nghiệm máu và nước tiểu, bệnh nhân được chẩn đoán đã nhiễm trùng do vi khuẩn Neisseria meningitidis, khiến máu đông lại và hỏng gan. Người bệnh cũng bị hoại tử da do “ban xuất huyết fulminans”. Đây là biến chứng nghiêm trọng của nhiễm trùng huyết não mô cầu.

Ê-kíp điều trị cũng phát hiện người bệnh mới tiêm một trong 3 mũi vắc-xin liên hợp viêm não mô cầu, không tiêm nhắc lại. Cậu chỉ tiêm liều vaccine viêm não mô cầu nhóm huyết thanh B trong khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo nên tiêm 2-3 liều.

Tình trạng phát ban của nam sinh sau bữa ăn bị nhiễm độc. Hình NEJM

Hậu quả khiến chàng trai trẻ phải cắt cụt các ngón tay và 2 chân phần từ đầu gối trở xuống. Các ngón tay bị cắt cụt không phải toàn bộ mà chỉ một phần.

Khi 12 tuổi, anh JC đã từng tiêm vắc-xin viêm màng não. Tuy nhiên, khi đến năm 16 tuổi, anh đã không tiêm mũi nhắc lại theo khuyến cáo. Hiện tại, anh JC đã tỉnh táo và sức khỏe đang cải thiện.

Một người bạn khác cũng ăn cùng bữa với nạn nhân, gặp phải tình trạng nôn mửa, song, may mắn là bệnh không trở nặng thêm. Sau khi được chia sẻ trên mạng xã hội, vụ việc đã thu hút hơn một triệu lượt xem.

Cách bảo quản thức ăn thừa:

– Sau khi thức ăn thừa đã nguội hãy dùng màng bảo quản thực phẩm hoặc hộp chuyên dụng đậy kín và cho ngay vào tủ lạnh. Thức ăn thừa khác nhau cần phải bỏ riêng để tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn.

– Thực phẩm sau khi nấu chín cần đưa vào tủ lạnh cất giữ trong vòng 2 giờ, nếu để ở ngoài hơn 2 giờ không nên đưa vào cất giữ trong tủ lạnh. Không nên để thức ăn thừa quá lâu trong tủ lạnh, tốt nhất chỉ trong vòng 4-5 giờ. Trong trường hợp bình thường chỉ cần hâm nóng lại trong vòng vài phút có thể giết chết các mầm bệnh. Bên cạnh đó, có một số loại thực phẩm không nên hâm, nấu lại mà nên tiêu thụ ngay trong ngày như cơm, các thực phẩm từ nông sản, trứng đã bóc vỏ, hải sản, các sản phẩm từ sữa.

– Giữ nhiệt độ tủ lạnh dưới 4 độ C, tủ đông là dưới 0 độ C.

– Sử dụng thức ăn càng sớm càng tốt.

– Cảnh giác với thực phẩm dễ hư hỏng, nếu cảm thấy nghi ngờ thì nên vứt bỏ thức ăn thừa ngay vì vi khuẩn vẫn có thể phát triển ngay trong tủ lạnh, khiến thức ăn không còn ngon và gây hại cho sức khỏe.

– Bảo quản thức ăn thừa tránh xa các thực phẩm sống, thịt gia cần, hải sản để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Ngoài ra cần chú ý vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để giảm sự tăng trưởng của vi khuẩn và ngăn ngừa sự lây lan vi khuẩn từ thực phẩm này sang thực phẩm khác. (T/H)