Saturday, November 23, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Lãnh sự quán Trung Quốc là mối đe dọa nguy hiểm đối với công nghiệp quốc phòng Úc

“Bên cạnh vai trò của lãnh sự quán trong việc giám sát các sinh viên Trung Quốc học tập tại Adelaide… cộng đồng người dân Tây Tạng, học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ và bây giờ là các nhà hoạt động dân chủ Hong Kong, đều có khả năng bị giám sát và báo cáo bởi các đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc trên khắp thế giới, chứ không chỉ ở Úc”, Michael Shoebridge thuộc Viện Chính sách Chiến lược Úc nói.

Thượng nghị sĩ Rex Patrick của Úc cho biết, sự hiện diện ngoại giao lớn của chính quyền Bắc Kinh ở Adelaide có thể là một “mối đe dọa gián điệp” nghiêm trọng đối với ngành công nghiệp quốc phòng của Úc tại tiểu bang Nam Úc.

Thượng nghị sĩ từ Nam Úc cho biết Bộ Quốc phòng thừa nhận rằng hoạt động gián điệp nước ngoài là một “mối đe dọa gián điệp cực nguy hiểm”, đặc biệt liên quan đến các dự án hải quân sắp tới đang được phát triển ở Adelaide.

Thượng nghị sĩ này nói: “Đánh giá an ninh của Bộ Quốc phòng là một vấn đề được quan tâm sâu sắc. Trong bối cảnh này, việc Trung Quốc đặt Tổng lãnh sự quán ở Adelaide gần với các dự án xây dựng hải quân lớn của Úc là không có lợi cho an ninh quốc gia của Úc…

Adelaide là trung tâm đầu não cho ngành công nghiệp quốc phòng của Úc, có nhiều khu vực dành cho nghiên cứu, phát triển và xây dựng quân sự. Các nhà thầu quốc phòng lớn có văn phòng tại đây bao gồm Raytheon, Tổng công ty Tàu ngầm Úc, và BAE Systems.

Nam Úc được biết đến là “tiểu bang quốc phòng” và là nơi có các dự án quốc phòng trị giá 90 tỷ USD của Úc.

Cơ sở đóng tàu hải quân hàng đầu của Úc – Nhà máy Đóng tàu Hải quân Osborne – chỉ cách Tổng lãnh sự quán Trung Quốc của Adelaide 20 phút lái xe.

Ông Patrick cho biết ông đã đưa ra yêu cầu về Tự do Thông tin cho Bộ Quốc phòng và nhận được phản hồi như sau:

“Các Cơ quan Tình báo Nước ngoài hiện được đánh giá là gây ra mối đe dọa cực kỳ [nguy hiểm] đối với Năng lực Chủ quyền và Lợi ích Chiến lược của Khối thịnh vượng chung. Các đối thủ này rất tích cực theo đuổi việc tiếp cận thông tin liên quan đến khả năng hàng hải hiện tại và tương lai của Úc để thúc đẩy lợi ích của chính họ và làm suy yếu khả năng của Úc”.

Ông Patrick cũng cho biết tuyên bố phản ánh “bằng chứng ngày càng tăng về các hoạt động tình báo của Trung Quốc” được thực hiện chống lại các tổ chức, trường đại học, và doanh nghiệp của chính phủ Úc.

Vào ngày 21/7, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã truy tố 2 tin tặc máy tính Trung Quốc vì đã đánh cắp bí mật thương mại và thông tin nhạy cảm trị giá hàng triệu đô-la từ các doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận. Một nhà thầu quốc phòng Úc được cho là đã  mất 320 gigabyte tài liệu vì tin tặc này.

Một ngày sau, lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston bị chính phủ Hoa Kỳ ra lệnh đóng cửa. Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Marco Rubio gọi lãnh sự quán là “trung tâm gián điệp khổng lồ” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Nhân viên lãnh sự được cho là đã đốt tài liệu trước khi chính thức rời tòa nhà. Được biết, các tài liệu đó được cho là chứa thông tin chi tiết về các hoạt động gián điệp.

Thượng nghị sĩ Patrick đã chỉ ra số lượng nhân sự nhiều “vượt mức” tại Tổng lãnh sự quán ở Adelaide, đặc biệt là so với các đoàn ngoại giao của các nước khác.

Ví dụ: Hy Lạp và Ý chỉ có 1 hoặc 2  nhân viên; các quốc gia đồng minh lớn là Hoa Kỳ và Vương quốc Anh không có nhân viên nào ở Adelaide — mà họ giải quyết các vấn đề từ văn phòng tại Melbourne.

Ông Patrick nói: “Sẽ là vô cùng ngây thơ khi nghĩ rằng lãnh sự quán này không có hoạt động gián điệp với các hoạt động quốc phòng và công nghệ cao của Úc ở Nam Úc. Hai tuần trước, thượng nghị sĩ này đã kêu gọi số lượng nhân viên ngoại giao của Trung Quốc trên toàn nước Úc phải được ‘giảm triệt để'”.

Ông Michael Shoebridge thuộc Viện Chính sách Chiến lược Úc

Ông Michael Shoebridge thuộc Viện Chính sách Chiến lược Úc cũng khẳng định rằng rủi ro là có thật. Ngày 18/8, ông cho biết rằng đánh giá của Bộ Quốc phòng về mức độ đe dọa cực kỳ [nguy hiểm] là một “phán đoán chính xác và tỉnh táo”.

Ông Shoebridge nói: “Những chương trình này có những công nghệ giá trị dưới dạng các hệ thống chiến đấu của Hoa Kỳ bao gồm cả tàu khu trục nhỏ và tàu ngầm, radar hàng đầu thế giới của Úc… các tàu khu trục nhỏ và công nghệ tàng hình của Pháp cho tàu ngầm tương lai”.

Ông nói thêm: “Adelaide là điểm trung tâm để các công nghệ này kết hợp với nhau và đó là một địa điểm rõ ràng để các cơ quan tình báo nước ngoài – như của Nga và Trung Quốc – nhắm tới”.

Ông Shoebridge cũng cho biết quy mô nhân viên của lãnh sự quán Trung Quốc lớn “không tương xứng” đối với mức độ kinh doanh và gắn kết giữa Nam Úc và Trung Quốc.

Ông nói một cách ẩn ý: “Nếu đó là vì rượu vang và tài nguyên của Nam Úc thì có vẻ là tâng bốc, tuy nhiên, sự trùng hợp là các chương trình quốc phòng ở Adelaide rất nổi bật”.

Các nhân viên tình báo có thể là một phần không thể thiếu trong các tổ chức tin tặc hoặc mạng ở nước ngoài, đặc biệt là với các cá nhân hỗ trợ xác định các mục tiêu chính, truy cập hoặc tự thực hiện hoạt động gián điệp.

Lãnh sự quán Trung Quốc là mối đe dọa nguy hiểm đối với công nghiệp quốc phòng Úc
Một chiếc tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel và điện của Hải quân Hoàng gia Úc đặt tại Cảng Sydney vào ngày 12/10/2016. (Nguồn ảnh: Peter Parks / AFP / Getty Images)

Theo ông Shoebridge, nhiều khả năng các nhân viên ngoại giao Trung Quốc đã tham gia vào các hoạt động can thiệp tại nước ngoài, không chỉ có hoạt động gián điệp, mà cả việc lôi kéo các chính trị gia và theo dõi các hoạt động trong các nhóm bất đồng chính kiến.

Ông nói: “Các lãnh sự quán có thể tiếp cận với các nhà lãnh đạo và chính trị gia cấp tiểu bang – không ý thức cao về bảo mật thông tin an ninh quốc gia so với các quan chức cấp liên bang… Sự tham gia của chính quyền bang Victoria hiện tại vào Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, bất chấp chính sách của liên bang, cho thấy phương thức hoạt động này có thể thành công”.

“Bên cạnh vai trò của lãnh sự quán trong việc giám sát các sinh viên Trung Quốc học tập tại Adelaide… cộng đồng người dân Tây Tạng, học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ và bây giờ là các nhà hoạt động dân chủ Hong Kong, đều có khả năng bị giám sát và báo cáo bởi các đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc trên khắp thế giới, chứ không chỉ ở Úc”. (NTD theo The Epoch Times)