Saturday, February 22, 2025

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Các chuyên gia cho rằng tuyên bố của Đảng Lao động rằng người Úc sẽ thiệt hại 7.000 đô la dưới thời Dutton là có vấn đề


Matthew Elmas

Ngày 17 tháng 2 năm 2025

NHỮNG GÌ ĐÃ ĐƯỢC TUYÊN BỐ

Người dân Úc sẽ thiệt hại 7200 đô la dưới thời Peter Dutton.

PHÁN QUYẾT CỦA CHÚNG TÔI

Gây hiểu lầm. Các tính toán này chưa được điều chỉnh theo lạm phát và các chuyên gia cho rằng giả định về mức tăng trưởng tiền lương là sai lệch.

Các chuyên gia cho rằng phân tích của Jim Chalmers đã đưa ra một số giả định phi thực tế. Hình ảnh của Lukas Coch/AAP PHOTOS

AAP FactCheck – Tuyên bố của Bộ trưởng Tài chính Jim Chalmers rằng các hộ gia đình Úc sẽ thiệt hại 7200 đô la dưới thời liên đảng là sai lệch.

Các nhà kinh tế cho rằng tính toán của Đảng Lao động có sai sót vì không điều chỉnh theo lạm phát và giả định về tốc độ tăng tiền lương là phi thực tế.

Tiến sĩ Chalmers đã tuyên bố rằng một hộ gia đình trung bình ở Úc có hai người lao động toàn thời sẽ thiệt hại 7200 đô la nếu Peter Dutton làm thủ tướng thay vì Anthony Albanese.

Bộ trưởng Tài chính nói với AAP FactCheck rằng: “Người Úc đang kiếm được nhiều tiền hơn và giữ được nhiều hơn những gì họ kiếm được dưới thời Đảng Lao động, và họ sẽ làm việc lâu hơn nhiều với mức lương thấp hơn dưới thời Peter Dutton,”

Thủ tướng Anthony Albanese đã lặp lại tuyên bố đó trong Question Time (Giờ Chất vấn) (trang 33) vào ngày 4 tháng 2 năm 2025.

Ông phát biểu trước quốc hội rằng: “Nếu Lãnh đạo phe Đối lập và bộ trưởng tài chính của họ thực hiện theo ý mình, các gia đình Úc sẽ thiệt hại 7200 đô la so với hiện tại,”

Tuyên bố này đã được lặp lại trên Facebook bởi Bộ trưởng Giáo dục Jason Clare, Bộ trưởng Môi trường Tanya PlibersekĐảng Lao động.

Bộ trưởng Dịch vụ Xã hội Amanda Rishworth nói rằng các hộ gia đình ở Nam Úc đặc biệt thiệt hại 4.300 đô la dưới thời ông Dutton.

Nhiều nhân vật cấp cao của Đảng Lao động đã chia sẻ tuyên bố gây hiểu lầm này, trong đó có Bộ trưởng Giáo dục. (Facebook/AAP)

Văn phòng của Tiến sĩ Chalmers đã sử dụng dữ liệu thu nhập trung bình hàng tuần từ Cục Thống kê Úc (ABS), tác động của việc cắt giảm thuế, và các biện pháp giảm hóa đơn điện để tính toán những con số đô la cuối cùng này.

Nhưng Evgenia Dechter, một chuyên gia về kinh tế lao động tại Đại học NSW, cho biết số liệu thu nhập danh nghĩa không chỉ ra liệu người lao động có đủ khả năng mua nhiều hơn hay ít hơn với thu nhập của họ hay không.

“Một phân tích hợp lý nên tính đến lạm phát và tính toán mức tăng tiền lương thực tế,” Phó Giáo sư Dechter nói với AAP FactCheck.

Bà cho biết: “Những con số cao hơn được đưa ra không nói lên điều gì về sức mua thực tế của tiền lương, hoặc liệu người lao động có thực sự khá hơn hay khôn,g”

Geoff Kingston, giáo sư danh dự về kinh tế tại Đại học Macquarie, cho biết số liệu thu nhập danh nghĩa không chỉ ra rằng giá hàng hóa và dịch vụ cũng đã tăng.

Ông nói với AAP FactCheck rằng: “Không nhận ra rằng lạm phát đã cao hơn dưới thời Đảng Lao động,”

“Do đó, sức mua của thu nhập trung bình hàng tuần đã bị giảm đi.”

Sean Langcake, trưởng bộ phận dự báo kinh tế vĩ mô tại công ty nghiên cứu Oxford Economics Australia, cho biết tăng trưởng thu nhập kể từ khi Đảng Lao động lên nắm quyền một phần là do sự gia tăng mở cửa trở lại sau đại dịch. Ông Langcake nói với AAP FactCheck: “Đây cũng là thời điểm thu nhập thực tế đã giảm sút – một chỉ số quan trọng hơn về mức sống,”

Stella Huangfu, một chuyên gia về kinh tế vĩ mô tại Đại học Sydney, cho biết việc so sánh thu nhập danh nghĩa dưới thời Đảng Lao động và liên đảng có thể gây hiểu lầm khi giá cả đang tăng.

“Một sự so sánh có ý nghĩa hơn sẽ là đánh giá mức tăng trưởng tiền lương thực tế dưới cả hai chính quyền, thay vì chỉ tập trung vào những thay đổi về tiền lương danh nghĩa,” Phó Giáo sư Huangfu nói với AAP FactCheck.

Tốc độ tăng lương thực tế có thể được ước tính bằng cách lấy Chỉ số Giá Tiền lương của ABS, đo lường những thay đổi về tiền lương, và trừ đi Chỉ số Giá Tiêu dùng, thước đo chính về lạm phát.

Biểu đồ bên dưới biểu thị mức lương thực tế, đã được điều chỉnh theo lạm phát, theo giá trị hàng năm trong hai thập niên tính đến tháng 6 năm 2024.

Điều này cho thấy rằng trong khi tiền lương đã tăng, tiền lương thực tế đã bắt đầu giảm trở lại vào cuối nhiệm kỳ trước của liên đảng và tiếp tục như vậy trong suốt nhiệm kỳ hiện tại của Đảng Lao động, và chỉ mới gần đây mới quay trở lại mức dương.

Jakob Madsen, chuyên gia kinh tế tại Đại học Tây Úc, cho biết mức tăng trưởng thu nhập thực tế có thể được ước tính bằng cách điều chỉnh số liệu thu nhập trung bình hàng tuần của ABS theo lạm phát.

Ông cho biết tính toán của ông cho thấy tiền lương thực tế về cơ bản không thay đổi dưới thời Đảng Lao động và liên đảng.

“Vì vậy, không có gì đáng để khoe khoang cho cả hai bên,” Giáo sư Madsen nói với AAP FactCheck.

Khi dự đoán những gì sẽ xảy ra dưới thời chính phủ do Dutton lãnh đạo, văn phòng của Tiến sĩ Chalmers cũng cho rằng tốc độ tăng trưởng thu nhập trung bình hàng năm dưới thời liên đảng từ năm 2013 đến năm 2022 sẽ tiếp tục.

Sau đó, văn phòng này so sánh tốc độ đó với tốc độ thực tế dưới thời Đảng Lao động.

Jeff Borland, nhà kinh tế học tại Đại học Melbourne, cho rằng điều đó không hợp lý vì giả định rằng điều kiện kinh tế vĩ mô không ảnh hưởng đến tăng trưởng thu nhập.

Ông chỉ ra rằng tỷ lệ thất nghiệp thấp trong lịch sử trong bốn năm qua đã gây áp lực tăng lên đối với thu nhập.

Giáo sư Borland cho biết văn phòng của Tiến sĩ Chalmers có thể đã đánh giá quá cao tác động của các chính sách của Đảng Lao động đối với thu nhập.

Ông nói với AAP FactCheck rằng: “Bản thân các điều kiện kinh tế vĩ mô khiến khả năng tăng trưởng tiếp tục ở mức như vậy [dưới thời liên đảng] là rất khó xảy ra,”

Tuy nhiên, Giáo sư Borland cho biết điều đó không có nghĩa là các chính sách của Đảng Lao động không ảnh hưởng đến thu nhập kể từ năm 2022.

Ông cho biết, một số cải cách rõ ràng đã giúp tăng thu nhập, bao gồm sự bênh vực của Đảng Lao động trong các trường hợp xem xét hợp đồng lao động cho người lao động trong các kỹ nghệ như chăm sóc người cao niên và giữ trẻ.

Giáo sư Borland cho biết: “Rõ ràng là chính phủ Liên bang đã ủng hộ mức tăng lương tối thiểu trên toàn quốc tương đối cao và họ đã cải cách quan hệ lao động,”

“Chúng tôi cũng biết rằng trong vài năm trở lại đây, động lực thực sự lớn cho tăng trưởng việc làm chính là nguồn tài trợ từ chính phủ.”

Ông Langcake cho biết giả định ngầm định trong phân tích của Tiến sĩ Chalmers là sự tăng trưởng thu nhập có thể hoàn toàn nhờ vào chính quyền Đảng Lao động.

Tuy nhiên, ông cho biết hai động lực chính là quyết định tăng lương tối thiểu của Ủy ban Công bằng Lao động (Fair Work Commission – FWC) và quyết định giữ lãi suất thấp trong bối cảnh đại dịch của Ngân hàng Dự trữ Úc (Reserve Bank of Australia – RBA).

Ông Langcake chỉ ra rằng những quyết định đó có lẽ sẽ giống nhau bất kể ai nắm quyền.

Ông cho biết: “Tôi không nghĩ chính phủ muốn khẳng định FWC hay RBA là những tổ chức không độc lập,”

“Chính phủ có thể tác động đến lạm phát, sau đó FWC/RBA sẽ phản ứng lại. “Nhưng mức độ mà các chính phủ gần đây đã góp phần gây ra lạm phát lại là một câu hỏi khác.” (AAP)