Thursday, November 21, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Các bài đăng xác định sai kẻ nổ súng trong cuộc vận động tranh cử của Trump


Kate Atkinson

Ngày 15 tháng 7 năm 2024

NHỮNG GÌ ĐÃ ĐƯỢC TUYÊN BỐ

Kẻ nổ súng trong vụ ám sát hụt Donald Trump không phải là Thomas Matthew Crooks.

PHÁN QUYẾT CỦA CHÚNG TÔI

Sai. FBI đã xác định Crooks là kẻ nổ súng.

Thomas Matthew Crooks, bên trái, và Donald Trump sau vụ nổ súng. Hình ảnh của AP; EPA

AAP FACTCHECK – Thông tin sai lệch xung quanh vụ ám sát Donald Trump đã lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, với nhiều tuyên bố liên quan đến danh tính của kẻ nổ súng.

Trước khi FBI xác nhận người liên quan là Thomas Matthew Crooks, 20 tuổi, những cáo buộc sai và nhầm lẫn đã bắt đầu xuất hiện trên mạng.

Cựu tổng thống Hoa Kỳ đã bị thương ở tai phải trong khi phát biểu tại một cuộc vận động tranh cử ở Pennsylvania vào cuối tuần, và một khán giả đã thiệt mạng.

Nhiều người dùng mạng xã hội bác bỏ kẻ nổ súng là Crooks. “Dường như danh tính thật của kẻ nổ súng tại cuộc vận động tranh cử ở PA là Maxwell Yearick,” một bài đăng trên Facebook cho biết.

Người dùng Facebook đã xác định sai một số người khác nhau là kẻ nổ súng. 

“Hiện tại, có thông tin cho rằng Thomas Matthew Crooks KHÔNG phải là kẻ nổ súng bị cáo buộc, mà đó là một người đàn ông có liên hệ với ANTIFA thực ra đã bị bắt vào năm 2016 vì tham gia vào cuộc biểu tình phản đối Trump ở Pittsburgh… Tên anh ta là Maxwell Yearick,” một người dùng khác tuyên bố.

Một số bài đăngcó kèm ảnh Maxwell Yearick, một người đàn ông có mái tóc dài màu nâu và đeo khuyên tai, bị bắt vào năm 2016 sau một cuộc ẩu đả với cảnh sát trong khi phản đối chuyến thăm của Trump ở Pittsburgh và đã bị kết án từ ba đến 12 tháng sau khi nhận tội hành hung.

Tuy nhiên, Yearick không liên quan đến vụ ám sát này và ảnh của anh có thể được truy xuất từ các bản tin từ thời điểm anh bị bắt.

Những người dùng khác đã chia sẻ các hình ảnhmột đoạn phim về một người mặc áo thun màu xanh dương có mái tóc dài màu vàng, tuyên bố những hình ảnh này mô tả kẻ nổ súng. Trong đoạn phim, người đó nói: “Tên tôi là Thomas Matthew Crooks. Tôi căm ghét đảng Cộng hòa. Tôi căm ghét Trump. Và đoán xem? Các bạn nhầm người rồi.”

Một đoạn phim cho thấy một người đàn ông tự xưng là kẻ nổ súng, đã lan truyền trên mạng xã hội. 

Tuyên bố đó bắt nguồn từ người dùng X @jewgazing, người đã tạo ra các bài đăng với mục đích rõ ràng là để kích động.

Bức ảnh đó đã được chia sẻ với lời chú thích: “tin nóng: danh tính của kẻ bắn trump đã được xác định.”

Mặc dù người dùng này sau đó nói rằng đó là một trò đùa và thay đổi cài đặt tài khoản thành riêng tư, nhưng nhiều người vẫn tiếp tục chia sẻ các hình ảnh nói rằng đó là kẻ tấn công thực sự.

Trong một trường hợp nhầm lẫn danh tính khác, người dùng đã tuyên bố Sở Cảnh sát Thành phố Butler đã xác nhận kẻ tấn công là một nhà hoạt động chống phát xít (hay còn gọi là antifa) tên là Mark Violets.

Nhiều tuyên bố có kèm một bức ảnh một người đàn ông mặc quần áo sẫm màu và đeo kính râm.

Bức ảnh đó thực ra là một người Ý tên là Marco Violi, người đã nói rằng anh bị đánh thức lúc nửa đêm bởi các thông báo trên mạng xã hội.

Trong một bài đăng trên Instagram, anh Violi kiên quyết phủ nhận có liên quan: “Tôi sẽ nộp đơn khiếu nại các tài khoản X đã bịa ra tin tức giả mạo này và tất cả các tiêu đề tin tức lan truyền tin tức giả mạo đó,” anh viết bằng tiếng Ý.

“Là một nhà báo từ năm 2006, tôi hiểu rõ rằng cần phải xác minh tất cả các nguồn tin trước khi đưa quái vật lên trang nhất.” Tuyên bố này dường như có nguồn gốc từ người dùng X người Ý, sau đó được lặp lại bởi tài khoản @WallStreetSilv, trước đây đã chia sẻ các tuyên bố sai sự thật.

Nhân viên Mật vụ đã chăm sóc Donald Trump sau vụ nổ súng.

Cảnh sát trưởng Thành phố Butler, Bob O’Neill, nói với trang mạng kiểm chứng thông tin Lead Story rằng sở cảnh sát này không xác nhận danh tính của kẻ nổ súng.

“Sự kiện này không xảy ra ở Thành phố Butler. Nó xảy ra ở một thị trấn bao quanh khu vực của chúng tôi,” ông cho biết, và nói thêm: “Cơ quan Mật vụ đang ban hành tất cả tư liệu liên quan đến báo chí.”

Ở những nơi khác trên mạng xã hội, đã có tuyên bố rằng kẻ nổ súng tại cuộc vận động tranh cử của Trump được xác định là Hank Pecker, 32 tuổi, cư dân California.

Các bài đăng đó có kèm hình ảnh một người đàn ông đang cầm súng trường.

Tìm kiếm hình ảnh ngược cho thấy bức ảnh đó đã được đăng tải lên Instagram vào tháng 2 năm 2022 bởi streamer (người phát sóng trực tiếp) trên Twitch Hasan Piker. Dote Sports đưa tin rằng Hank Pecker là tên của một nhân vật do ông Hasan thủ vai trong khi phát trực tiếp các trò chơi điện tử. (AAP)