Virus đột biến Delta Plus đã lây lan tăng tốc ra nhiều quốc gia, còn mạnh hơn Delta
Virus “Delta +” đã được phát hiện tại 11 quốc gia, bao gồm Anh, Canada, Ấn Độ, Nhật Bản, Nepal, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Nga, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ, ít nhất 200 trường hợp liên quan.
Delta Plus đã xuất hiện ở 11 quốc gia
Theo tờ Tin tức Bắc Kinh đưa tin, gần đây, chủng đột biến virus Delta “lại đột biến” thêm một lần nữa và được tạm đặt tên là chủng đột biến “Delta +”/Delta Plus”.
Theo thông tin đăng trên tờ Reuters và CNN, tính đến ngày 28/6 theo giờ địa phương, “Delta +” đã được phát hiện tại 11 quốc gia, với ít nhất 200 trường hợp liên quan.
Trước tình trạng các chủng đột biến lây lan nhanh chóng, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo mọi người nên tiêm vắc xin càng sớm càng tốt để giảm thiểu sự đột biến của virus. Đồng thời, nhắc nhở dù đã tiêm phòng xong vẫn tiếp tục đeo khẩu trang để bảo vệ và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch đúng cách.
Chủng đột biến Delta Plus có thể lan rộng hơn Delta
Mới đây, chủng đột biến “Delta” khiến người dân trên thế giới lo lắng đã “đột biến thêm lần nữa”, cuối tháng 6, bộ y tế Ấn Độ đã công bố phát hiện ra chủng đột biến mới nhất “Delta +”.
Tạp chí Time đưa tin rằng “Delta +” có chứa một đột biến mới được gọi là K417N. 417 đã xuất hiện trong chủng đột biến “Alpha” (B.1.1.7) được phát hiện đầu tiên ở Anh, và trong chủng đột biến “Beta” (B.1.351) được báo cáo đầu tiên ở Nam Phi.
Theo các kênh tin tức của Anh, tuần trước, ít nhất 22 trường hợp nhiễm “Delta +” đã được tìm thấy ở Maharashtra, Ấn Độ. “Delta +” có thể lan truyền nhiều hơn “Delta”.
Vào ngày 21 tháng 6 năm 2021 theo giờ địa phương, Kolkata, Ấn Độ, người dân đang được tiêm vắc xin chống Covid-19/IC
Theo Reuters, tính đến ngày 16/6, “Delta +” đã được phát hiện tại 11 quốc gia, bao gồm Vương quốc Anh, Canada, Ấn Độ, Nhật Bản, Nepal, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Nga, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ. Theo CNN, có ít nhất 200 trường hợp liên quan.
Delta lớn mạnh nhanh chóng, cần dè chừng Delta Plus
Bộ Y tế Công cộng (PHE) của Vương quốc Anh hiện đã xác nhận rằng trong số 75.953 trường hợp được xác nhận có liên quan đến chủng đột biến “Delta” ở Anh, 41 người đã bị nhiễm “Delta +”.
Sự xuất hiện của “Delta +” đã tạo ra một thách thức khác cho cuộc chiến toàn cầu chống lại dịch bệnh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, các đột biến có thể được ngăn chặn bằng cách ngăn chặn sự lây lan của virus.
Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi mọi người nên tiêm chủng càng nhiều càng tốt. Ngay cả khi đã tiêm phòng xong, bạn vẫn phải đeo khẩu trang để bảo vệ.
Thông tin thêm về “Delta +” vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu
Các phương tiện truyền thông cảnh báo rằng muốn phòng chống chủng virus đột biến “Delta” hay “Delta+” thì mọi người đều không được buông lỏng các giải pháp phòng chống dịch.
Mặt khác, tạp chí Time tuyên bố rằng các quan chức y tế nên chú ý đến biến thể “Delta +” mới trong khi không được kiểm soát lỏng lẻo về chủng đột biến “Delta”.
Vào tháng 10 năm ngoái, người ta lần đầu tiên phát hiện ra chủng đột biến gen “Delta” ở Ấn Độ, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến Ấn Độ dấy lên một làn sóng dịch bệnh mới, khiến một số lượng lớn người mắc bệnh và tử vong.
Vào ngày 25/6, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng tính đến ngày hôm đó, virus đột biến “Delta” đã xuất hiện ở 85 quốc gia trên thế giới. Thông tin cập nhật vào ngày 28/6 là 92 quốc gia.
Theo thông tin đăng trên tờ Times of India, chủng đột biến “Delta” có hai đột biến là E484Q và L452R, khiến virus này dễ dàng xâm nhập vào hệ thống miễn dịch của con người và xâm nhập vào các cơ quan trong cơ thể.
Ngoài ra, các biến thể mới này có xu hướng thay đổi cấu trúc của protein đột biến, có thể tự gắn vào tế bào của vật chủ người một cách hiệu quả hơn và nhân lên nhanh chóng, gây hại hơn so với chủng SARS-CoV-2 mới ban đầu.
Theo thông tin từ truyền thông Anh, vào tháng 4 năm nay, chủng đột biến “Delta” lần đầu tiên xuất hiện ở Anh, và nó nhanh chóng trở thành tác nhân chính ảnh hưởng đến đại dịch Covid-19 ở Anh.
Tính đến tuần trước, 94% trường hợp mắc mới ở Anh là do chủng đột biến “Delta” gây ra. Số liệu mới nhất của Bộ Y tế Vương quốc Anh cho thấy, hai loại vắc xin Pfizer và AstraZeneca vẫn rất hiệu quả trong việc chống nhiễm trùng, với tỷ lệ kháng thuốc lần lượt là 96% và 92%.
Không chỉ Vương quốc Anh, mà nhiều quốc gia trên thế giới đang bị “tấn công” bởi chủng đột biến gen “Delta”.
Thủ tướng Đức: châu Âu đang “đi trên băng mỏng”
Đức cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi chủng virus Delta, Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo rằng châu Âu đang “đi trên băng mỏng” trong “trận chiến” chống lại chủng đột biến “Delta”.
Nga cũng đang phải vật lộn với tình trạng gia tăng số ca lây nhiễm. Thứ Năm tuần trước, Nga đã báo cáo hơn 20.000 trường hợp được xác nhận nhiễm Covid-19, kỷ lục cao nhất kể từ tháng Giêng năm nay.
Khoảng 55% dân số Israel đã được tiêm chủng đầy đủ. Chỉ 10 ngày sau khi lệnh đeo khẩu trang được dỡ bỏ, số trường hợp được xác nhận bị nhiễm chủng đột biến “Delta” bắt đầu tăng đột biến. Tuần trước, số ca lây nhiễm ở Israel đã tăng hơn 4 lần.
WHO đã đặt tên cho 4 chủng đột biến COVID-19
Thông qua đánh giá so sánh, Tổ chức Y tế Thế giới đã đặt tên cho các chủng biến thể SARS-CoV-2 đã được chứng minh là có một hoặc nhiều thay đổi sau đây và có ý nghĩa công khai nhất định trên toàn cầu.
Các tiêu chí bao gồm: tăng khả năng lây nhiễm hoặc thay đổi các bộ phận có hại; tăng độc tính hoặc thay đổi biểu hiện lâm sàng; giảm hiệu quả của các giải pháp y tế công cộng, các biện pháp xã hội hoặc các phương pháp chẩn đoán sẵn có, vắc xin và phương pháp điều trị.
Để tránh kỳ thị liên quan đến các quốc gia cụ thể và thuận tiện hơn khi sử dụng, Tổ chức Y tế Thế giới đã thông báo vào tháng 5 năm nay rằng họ sẽ sử dụng các chữ cái Hy Lạp để đặt tên cho các chủng đột biến được tìm thấy ở các quốc gia khác nhau.
Tính đến nay, Tổ chức Y tế Thế giới đã đặt tên cho 4 chủng đột biến COVID-19. Bao gồm:
Chủng đột biến “Alpha” (B.1.1.7), trường hợp được ghi nhận sớm nhất xuất hiện ở Vương quốc Anh vào tháng 9 năm 2020;
Chủng đột biến “Beta” (B.1.351), trường hợp được ghi nhận sớm nhất xuất hiện ở Nam Phi vào tháng 5 năm 2020;
Chủng biến thể “Gamma” (P.1), trường hợp được ghi nhận sớm nhất xuất hiện ở Brazil vào tháng 11 năm 2020;
Chủng đột biến “Delta” (B.1.617.2), trường hợp được ghi nhận sớm nhất xuất hiện ở Ấn Độ vào tháng 10/2020. (Soha)