TIẾT LỘ: Ai là thủ phạm mua sắm hoảng loạn và tại sao?
Mua sắm hoảng loạn có thể là hiện tượng kỳ lạ và khó chịu nhất của đại dịch Covid-19. Nghiên cứu mới đã tìm ra ai là thủ phạm lớn nhất và tại sao họ lại làm vậy.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố tâm lý như lo lắng và mất kiểm soát là một số lý do phổ biến khiến người Úc mua sắm hoảng loạn.
Các nhà nghiên cứu Nam Úc đã tìm hiểu nguyên nhân và thủ phạm lớn nhất của hiện tượng kỳ lạ và đáng thất vọng trong đại dịch Covid-19.
Nghiên cứu của Đại học Adelaide cho thấy cha mẹ, phụ nữ, những người dưới 55 tuổi và những người có trình độ đại học là những người mua hoảng loạn phổ biến nhất.
Nó cũng tiết lộ rằng khoảng 1 trong 4 người Úc là người mua hoảng loạn.
Cuộc khảo sát với sự tham gia của hơn 1,000 người Úc, được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 7 năm ngoái.
Giáo sư kinh tế thực phẩm và nông nghiệp của Đại học Adelaide, bà Wendy Umberger cho biết khoảng 24% dân số Úc thừa nhận đã mua hoảng loạn “ở một mức độ nào đó”.
Bà giải thích rằng các nhà nghiên cứu đã sử dụng các biến số tâm lý trong nghiên cứu và cho biết những người tham gia mua sắm trong cơn hoảng loạn có một số “đặc điểm thú vị”.
Bà cho biết thêm, những người mua hoảng loạn có chỉ số đo lường mức độ không chịu đựng được với sự không chắc chắn cao hơn mức trung bình và có xu hướng trở thành những người hay lo lắng.
Giáo sư Umberger nói với Đài Radio 3AW: “Bất cứ khi nào họ mất kiểm soát, họ sẽ cố gắng làm những việc giúp họ có thể kiểm soát được ở một mức độ nào đó”.
“(Đang) lo lắng, hoặc bất kỳ nỗi sợ hãi nào chưa biết –điều đó sẽ thực sự khiến mọi người quan tâm”.
Giáo sư Umberger nói thêm rằng mức độ tin tưởng “thực sự cao” đối với chính phủ Liên bang cũng đã được tiết lộ trong nghiên cứu.
“(Điều này) thật thú vị khi Thủ tướng Úc (khi bắt đầu đại dịch) nói rằng đó là hành vi (mua sắm hoảng sợ) không phải là của người Úc và mọi người vẫn tiếp tục làm điều đó”, bà nói.
“Đó là do đặc điểm tâm lý sâu sắc của con người”.
Một phát hiện khác từ nghiên cứu cho thấy những người mua hoảng loạn có thể là có những người khác mà họ cần phải chăm sóc, chẳng hạn như trẻ em dưới 18 tuổi hoặc một người thân lớn tuổi.
Trong suốt đại dịch, các sản phẩm bao gồm mì ống, giấy vệ sinh và bánh mì đã bị “quét sạch” khỏi các kệ hàng siêu thị ngay sau khi lệnh phong tỏa được thông báo.
Vào tuần trước cũng có những cảnh tượng tương tự khi mà có thông báo đưa ra là Victoria bị phong tỏa vào 7 ngày thì nay đã được gia hạn thêm ít nhất là 7 ngày nữa.
Tình trạng mua sắm hoảng loạn đã buộc các siêu thị lớn như Coles và Woolworths phải áp đặt giới hạn mua hàng trong một nỗ lực nhằm đảm bảo lượng hàng dự trữ được bán cho các cá nhân và tránh tình trạng mua hàng loạt. (NQ)