Monday, November 25, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Biển thể mới xuất hiện tại 50 tiểu bang, Mỹ lo ngại sắp có làn sóng dịch mới

Biến thể COVID-19 rất dễ lây lan có nguồn gốc ở Anh vừa được báo cáo đã xuất hiện ở tất cả các tiểu bang trên nước Mỹ. Các chuyên gia lo ngại các biến thể này có thể khiến số ca bệnh gia tăng nhanh chóng.

Hiện chỉ có 40% người Mỹ được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng COVID-19.

Tiến sĩ Michael Osterholm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách về Bệnh Truyền nhiễm tại Đại học Minnesota, cho biết, nước Mỹ dường như khống chế được đại dịch.

Tuy nhiên hơn 15.000 trường hợp của biến thể mới có tên B.1.1.7, có vẻ như  gây chết người nhiều hơn, đã được báo cáo ở Mỹ. Nước Mỹ vẫn đang chạy đua từng ngày để tăng số lượng người Mỹ được tiêm chủng. Nhiều chyên gia vẫn khuyến cáo người dân duy trì các biện pháp phòng ngừa cơ bản  trong một thời gian ngắn nữa.

TS Osterholm cho biết, hiện nay các loại vắc xin rất có hiệu quả trong việc ngăn chặn các biến thể của virus. Mặc dù vậy, khả năng nước  Mỹ có thể không  tránh được một đợt bùng phát dịch khác.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách về Bệnh Truyền nhiễm tại Đại học Minnesota- Osterholm nói với CNN: “Chúng tôi sẽ không có đủ vắc xin trong vòng 6 đến 10 tuần nữa, để ngăn chặn được sự lây lan của biến thể này”.  Mặc dù Mỹ đang tiêm chủng nhanh hơn gần 5 lần so với mức trung bình toàn cầu, với 40% người trưởng thành đã được tiêm ít nhất một mũi vắc xin. Trong khi đó, các quốc gia có thu nhập thấp hơn với khả năng tiếp cận vắc xin hạn chế, có thể trở thành nơi  các biến thể vượt ngoài tầm kiểm soát, ông Osterholm nói.

Tiến sĩ Paul Offit, một thành viên của Ủy ban Tư vấn vắc xin FDA cho biết, Mỹ hiện có đủ điều kiện để chống lại một đợt bùng phát dịch  khác bằng các “vũ khí” như  tỷ lệ tiêm chủng tăng, một tỷ lệ đáng kể số người đã  bị nhiễm bệnh và thời tiết đang ấm lên…

Chính quyền Mỹ cho biết, sẽ có đủ vắc xin cho tất cả người Mỹ vào cuối tháng 5.

Thúc đẩy tiêm chủng

Nhà Trắng cho biết, sẽ có đủ vắc xin cho tất cả người Mỹ vào cuối tháng 5  và một số bang đã bắt đầu lên kế hoạch để trở lại trạng thái bình thường.

Tại thủ đô Washington, Thị trưởng Muriel Bowser đang kêu gọi người dân tiêm chủng ngay khi có cơ hội. Bà cũng ra lệnh nới lỏng nhiều hạn chế bắt đầu từ ngày 1/ 5, bao gồm việc cho phép tham gia các hoạt động giải trí trực tiếp trong nhà với 25% công suất. Các trung tâm giải trí, thư viện, bảo tàng, phòng trưng bày và bán lẻ không thiết yếu  có thể hoạt động với 50% công suất trong nhà hoặc ngoài trời.

“Chúng tôi biết rằng chúng tôi có thể mong đợi sẽ thấy một số trường hợp gia tăng trong tháng này, nhưng với việc tiêm chủng và các biện pháp bảo vệ tiếp tục được duy trì, chúng tôi hy vọng, vào cuối mùa xuân những trường hợp đó sẽ giảm xuống”, thị trưởng nói. Bà cũng không quên nhắc nhở người dân “hãy tiêm phòng càng sớm càng tốt,ngay khi bạn có cơ hội. “

Tiến sĩ Ashish Jha, Trưởng khoa Y tế Công cộng thuộc Đại học Brown, nói với CNN rằng thủ đô Washington là một trong những nơi đã  giảm bớt các biện pháp hạn chế, đồng thời duy trì các biện pháp phòng ngừa như một phần quan trọng trong cuộc chiến chống lại bệnh dịch.

TS  Jha nói: “Cần phải có thêm thời gian, ít nhất là vài tuần nữa. Chúng tôi đang ở rất gần vạch đích nhưng vẫn chưa thể dừng lại.”

Tiến sĩ Rochelle Walensky, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, cho biết các trường hợp mắc bệnh COVID-19  gia tăng trong 4 tuần liên tiếp – một phần do sự lây lan của các biến thể.

Tại Michigan, bang đã báo cáo số ca theo ngày cao nhất kể từ tháng 11, với hơn 11.000 ca ngày 5/4, theo dữ liệu của Đại học Johns Hopskin. Cách đây 8 tuần, số ca mắc bệnh ở đây chỉ ở mức 563 ca một ngày.

Thống đốc Mike DeWine cho biết tại Ohio, tỷ lệ dương tính ở đây đang gia tăng, khiến tiểu bang này phải quay lại các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn dịch bệnh COVID-19.  Tại Ohio chính quyền đã ban hành các quy định phòng dịch mới như bắt buộc đeo khẩu trang tại hầu hết các địa điểm công cộng trong nhà, tránh tụ tập thành nhóm lớn hơn 10 người và duy trì giãn cách xã hội. “Đây thực sự  là một cuộc đua,” Thống đốc DeWine nói. “Nhưng điều chúng tôi cần làm vẫn là tiến lên phía trước.”

Dòng người xếp hàng chờ đến lượt tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại Houston, Mỹ.

Tranh luận về cách thức tiêm chủng COVID-19 đối phó với biến thể mới

Trước mối đe dọa về một đợt bùng phát dịch khác có thể xảy ra, các chuyên gia y tế đang có cuộc  tranh luận về việc nên hay không duy trì kế hoạch  tiêm chủng hiện nay hay trì hoãn việc tiêm liều thứ hai để đảm bảo nhiều người Mỹ nhận được liều vắc xin đầu tiên sớm hơn.

“Ngay bây giờ, trong đợt lây lan dịch bệnh mới sẽ khiến số ca COVID-19 gia tăng sắp xảy ra. Điều chúng tôi muốn làm ngay bây giờ là bảo vệ càng nhiều người càng tốt để họ không bị bệnh nặng, nhập viện và tử vong”, TS Osterholm nói.

Tiến sĩ Kent Sepkowitz, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Memorial Sloan Kettering nói với CNN rằng, quyết định tập trung vào tiêm liều đầu tiên còn phụ thuộc vào nguồn cung.  Nếu kho dự trữ sắp hết, thì tôi nghĩ chúng ta nên tối ưu hóa việc tiêm vắc xin ‘khá tốt’ cho nhiều người hơn là bảo vệ bằng phương pháp tiêm đủ 2 liều cho ít người hơn, ông Sepkowitz nêu quan điểm.

Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia cho rằng, mặc dù tiêm 1 liều có thể bảo vệ chống lại virus nhưng chúng ta vẫn chưa chắc chắn được rằng, liều thuốc đó sẽ bảo vệ được con người trong bao lâu.

Và việc xem xét các biến thể lây lan có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin, “người được chủng ngừa 1 mũi sẽ có thể ở vào tình huống rất mong manh nếu không được tiêm liều thứ 2 đầy đủ”, ông Fauci nói.

Tiến sĩ Fauci còn cho rằng: “Với số lượng vắc xin hiện có để tiêm hàng ngày, cứ mỗi ngày trôi qua, chúng tôi ngày càng tiến gần hơn đến đích.” (SKDS theo CNN)