Thiền định có thể kéo dài tuổi thọ
Thiền định là món quà quý giá nhất dành cho con người bởi những giá trị mà nó mang lại. Hai mươi phút ngồi thiền mỗi ngày sẽ mang lại sự an lạc nội tâm, giảm các nguy cơ mắc bệnh và thậm chí có thể giúp bạn sống lâu hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng thiền có thể làm chậm quá trình lão hoá ở mức độ tế bào và gia tăng tuổi thọ của con người.
Thiền định bắt nguồn từ văn hoá cổ truyền phương Đông. Trong lịch sử, những người thực hành Phật giáo thực hành thiền như một quá trình tích hợp các giáo lý tâm linh để giác ngộ mục đích của cuộc sống và đạt được tự do tinh thần. Thiền chánh niệm phổ biến ở xã hội phương Tây nhằm giảm bớt sự khó chịu về thể chất và tinh thần.
Theo một công bố của Học viện khoa học New York, dù bị biến đổi qua nhiều thế kỉ, thì thiền định – là phương pháp thực hành tăng cường chánh niệm, hay khả năng giữ sự tập trung tinh thần rõ ràng – vẫn có thể trì hoãn quá trình lão hoá.
Khả năng thúc đẩy những cảm xúc tích cực của thiền định và hiệu quả của nó trong việc điều trị chứng căng thẳng đã được ghi nhận trong các tài liệu y khoa từ năm 1970. Thiền định sẽ giúp giảm bớt căng thẳng và làm chậm sự lão hoá của tế bào.
Những tế bào trong cơ thể chúng ta có chứa telomere, là những chiếc mũ bảo vệ ở cuối sợi đuôi DNA. Mỗi khi tế bào phân tách, các telomere sẽ co lại để bảo vệ DNA khỏi bị hư hại. Các nhà khoa học khẳng định mỗi một chuỗi telomere là dấu hiệu đánh dấu tuổi của tế bào — telomere càng ngắn thì tế bào và toàn bộ sinh vật càng già và kiệt quệ hơn.
Dưới sức ép hoặc trong tình trạng căng thẳng, cơ thể chúng ta tiết ra nhiều hormone gây căng thẳng có hại như cortisol và catecholamine. Các nhân tố này làm rút ngắn các telomeres, từ đó thúc đẩy quá trình lão hoá.
Những kết quả từ hình ảnh não bộ và nghiên cứu sinh hoá chứng minh rằng, thiền định làm thay đổi những hoạt động của não và giảm mức độ của các hormone gây căng thẳng này. Điều đó cũng cho thấy thiền định sẽ giúp telomere ít bị ngắn lại hơn, gíảm nguy cơ lão hoá của các tế bào
Cơ chế hoạt động chính xác hiện chưa được xác nhận. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu lĩnh vực sinh học telomere này. (ETV)