Friday, November 22, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

RCEP: Thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới được ký kết

Việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã diễn ra sau 8 năm đàm phán, và trong bối cảnh cam kết của Mỹ trong khu vực đang thiếu chắc chắn.

Màn hình trực tiếp buổi lễ ký kết RCEP hôm 15/11. (Nguồn: SCMP).

Sau 8 năm đàm phán, 15 quốc gia hôm 15/11 đã chính thức ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) – một trong những hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới. RCEP gồm 10 nước thuộc ASEAN cùng Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc. Bắc Kinh rất tích cực thúc đẩy hiệp định này, coi đây là đối trọng với ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.

World's largest trade deal RCEP offers Australia new markets for services  but is negotiated in secret.
China-Australia relations: 'don't expect RCEP to solve trade dispute'
Thủ tướng Úc Scott Morrison và Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Birmingham.

Trong khi đó, Mỹ không tham gia vào 2 trong số những khối thương mại quan trọng bậc nhất trải dài khu vực đang phát triển nhanh nhất thế giới – RCEP và Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Ngay sau khi nhậm chức vào đầu năm 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tiền thân của CPTPP.

Sau khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi TPP. (Nguồn: NBC).

RCEP bao phủ gần 1/3 dân số và nền kinh tế của toàn thế giới, và được dự báo sẽ thêm 186 tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu thông qua việc cải thiện thương mại trong khu vực –  theo Bộ trưởng Thương mại và Xuất khẩu New Zealand Damien O’Connor. Hiệp định này nhằm mục đích tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương bằng cách dần dần giảm thuế, gỡ bỏ rào cản và đặt ra các quy định mới trong chính sách cạnh tranh, thương mại điện tử.

Hiệp định sẽ có hiệu lực trong vòng 2 năm tới, sau khi tất cả các nước thông qua nó ở trong nước – Bộ trưởng Thương mại Indonesia Agus Suparmanto nói.

Dù không đưa nhiều chi tiết, nhưng Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hiệp định mới bao gồm những cam kết gỡ bỏ hàng rào thuế trong khối, trong đó có một số hàng rào sẽ được gỡ bỏ ngay lập tức, phần còn lại sẽ gỡ bỏ dần trong vòng một thập kỷ. Bộ này cũng nói rằng Trung Quốc và Nhật Bản đã đạt được “bước đột phá lịch sử” khi đạt được thỏa thuận giảm hàng rào thuế giữa hai bên.

Tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu của Việt Nam ảnh 1
Sau 8 năm đàm phán, ASEAN và các nước đối tác hoàn thành thắng lợi việc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), mở ra một giai đoạn hợp tác kinh tế thương mại mới đầy hứa hẹn tốt đẹp. (ANTD)

Các  thành viên của Hiệp định bao gồm một tập hợp gồm các nền kinh tế phát triển, đang phát triển và ít phát triển hơn. Hiệp định bao gồm các thỏa thuận chuyển giao, trong đó có chuyển giao công nghệ cho các nước thành viên ít phát triển nhất trong khối.

Các nước thành viên RCEP cũng tái xác nhận rằng họ tiếp tục “đánh giá cao vai trò của Ấn Độ trong RCEP” và vẫn mở cánh cửa tiếp nhận của họ với nước này. New Delhi đã rút khỏi các vòng đàm phán vào cuối năm ngoái do quan ngại về thâm hụt thương mại với Trung Quốc.

Không giống như CPTPP, RCEP không bao gồm các quy chuẩn về lao động và môi trường.

Giới phân tích và giới chức trong khu vực nói rằng, mặc dù có các điều khoản hạn chế về dịch vụ và đầu tư, và có các tiêu chuẩn thấp hơn CPTPP, nhưng khối RCEP chắc chắn sẽ tạo động lực cần thiết để thúc đẩy kinh tế toàn cầu trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Nó cũng sẽ kéo trung tâm kinh tế về phía châu Á, trong đó Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan lớn trong việc đề ra những quy định thương mại trong khu vực.

“RCEP có thể là liều thuốc mà châu Á cần để hồi phục sau đại dịch” – Stuart Tait, giám đốc khu vực của ngân hàng HSBC, nói – “Thương mại trong khu vực châu Á, vốn đã lớn hơn thương mại giữa châu Á với Bắc Mỹ và châu Âu cộng lại, sẽ tiếp tục tiếp động lực cho đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu và kéo trung tâm kinh tế về châu Á”.

ASEAN trong quý đầu năm nay đã vượt qua Liên minh châu Âu (EU) để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Cuộc thương chiến Mỹ-Trung, cùng những lời đe dọa của Washington đã buộc Trung Quốc phải đa dạng hóa những lựa chọn thương mại của họ và giảm sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ.

“Ưu tiên của chúng tôi là tăng cường quan hệ thương mại với châu Á” – He Weiwen, cựu quan chức ngành thương mại và hiện là chuyên gia nghiên cứu thuộc Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, nói trong một hội thảo tổ chức tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Wendy Cutler, từng là Phó đại diện thương mại Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama, đã gọi việc ký kết RCEP là “một hồi chuông cảnh báo khác đối với nước Mỹ trong lĩnh vực thương mại”.

Tổng thống đắc cử Joe Biden chưa từng đưa ra cam kết rằng Mỹ sẽ cố gắng gia nhập CPTPP, hiệp định kế vị TPP mà ông và Tổng thống Barack Obama từng thúc đẩy trước đây.

We've just signed the world's biggest trade deal, but what exactly is the  RCEP? | Australian Manufacturing Forum
Thủ tướng Úc Scott Morrison và Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Birmingham.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, chính quyền Tổng thống Trump đã nêu ý tưởng tái cấu trúc lại các chuỗi cung ứng toàn cầu với các nước như Ấn Độ, Australia, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam, nhưng lại không đưa ra được một khung làm việc thương mại chính thức để có thể tạo nên đối trọng hiệu quả trước tầm ảnh hưởng tăng dần của Trung Quốc.

Tu Xinquan, Chủ tịch của Viện nghiên cứu WTO Trung Quốc thuộc ĐH Kinh doanh quốc tế và Kinh tế, nói rằng chính sách thương mại đơn phương của Mỹ dưới thời Tổng thống Trump, cùng với đại dịch Covid-19, đã giúp các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương xích lại gần nhau hơn.

RCEP bao phủ gần 1/3 dân số và nền kinh tế của toàn thế giới, và được dự báo sẽ thêm 186 tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu thông qua việc cải thiện thương mại trong khu vực. (DDK)