Ngân sách 2020 nhắm vào việc thu hút di dân tay nghề để phục hồi kinh tế hậu đại dịch
Mức tăng trưởng dân số của Úc sẽ giảm xuống còn 0.2% trong năm nay, do lệnh đóng cửa biên giới quốc tế và tỷ lệ sinh giảm.
Chính phủ liên bang sẽ tập trung vào việc thu hút những di dân có tay nghề cao và ưu tiên những người xin visa tại Úc để phục hồi kinh tế, sau khi biên giới quốc tế mở cửa trở lại.
Những di dân có con
Các loại visa gia đình (bao gồm visa vợ chồng và visa cho người con phụ thuộc) sẽ chỉ còn 77,300 chỗ trong tài khoá 2020-21, trong đó 72,300 chỗ dành cho visa vợ chồng, điều đó có nghĩa là chỉ còn 5,000 chỗ cho visa người con phụ thuộc.
Những người nộp hồ sơ xin visa vợ chồng và người bảo lãnh sẽ phải vượt qua bài thi tiếng Anh để có thể nhập cư Úc.
Những di dân không thuộc diện tay nghề
Một khi biên giới Úc được mở lạ, chính phủ ước tính có khoảng 2/3 trong số những người đến Úc sẽ thuộc diện visa tay nghề.
Nguyên nhân là vì chính phủ đang tìm cách thu hút những di dân “tài năng và thông minh nhất” để đóng góp vào sự hồi phục kinh tế.
Visa Tài năng Toàn cầu, Doanh nghiệp và Đầu tư sẽ được ưu tiên.
Các di dân nộp hồ sơ từ nước ngoài
Chính phủ cũng cho biết sẽ ưu tiên xét các hồ sơ xin visa nộp từ trong nước, những người đang sống tại các vùng nông thôn được chỉ định, hoặc các hồ sơ xin visa vợ chồng có người bảo lãnh sống ở những vùng không phải là các thành phố lớn.
Tầm trú nhân
Chương trình visa nhân đạo bị giới hạn ở mức 13,750.
Tổng trưởng Nội vụ Peter Dutton cũng cam kết tiếp tục chiến dịch bảo vệ biên giới, theo đó cấm những người xin tị nạn đến Úc bằng thuyền không được định cư lâu dài tại nước này.
Thêm $41.4 tài trợ đã được phân bổ cho Thỏa thuận Hợp tác Khu vực của Úc tại Indonesia, nhằm giúp thực thi chính sách này.
Nền kinh tế
Với mức thâm hụt kỷ lục $213.7 tỷ, dự kiến nợ công sẽ lên đến $966 tỷ vào tháng 6/2024.
Cộng thêm cuộc suy thoái đầu tiên trong gần 30 năm, tăng trưởng dân số thấp nhất trong hơn 100 năm, và tỷ lệ thất nghiệp dự báo sẽ đạt 8% vào tháng 12/2020, Úc đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế chỉ xảy ra một lần trong đời. (SBS)