900 chuyên gia Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam, TQ sợ dân chạy sang VN nên xây gấp tường biên giới?
Hôm 20/10, trên mạng xuất hiện các video cho thấy tại cửa khẩu Hữu Nghị ở biên giới Việt-Trung, 900 kỹ thuật viên Trung Quốc đã xuất cảnh sang Việt Nam để làm việc tại nhiều công ty công nghệ cao ở Việt Nam.
Cách đây vài ngày, có cư dân mạng tiết lộ rằng chính quyền Trung Quốc đang xây dựng bức tường biên giới dài hàng trăm km và cao hơn 2 mét ở biên giới Trung-Việt, được cho là để ngăn chặn người dân nước này chạy trốn.
Một đoạn video được cư dân mạng đăng tải cho thấy vào ngày 20/10, tại cửa khẩu Hữu Nghị ở biên giới Việt – Trung, 900 kỹ thuật viên Trung Quốc đang chờ xuất cảnh. Cư dân mạng tiết lộ rằng, họ làm việc cho nhiều công ty công nghệ cao tại Việt Nam, trong đó 400 người là làm việc cho công ty công nghiệp Luxshare Precision, 205 người thuộc công ty Nanning Fugui Precision, 85 người thuộc Công ty Công nghệ Pin Việt Nam (VinaCell) và 27 người của công ty Tradeco (Việt Nam)… Cư dân mạng cho rằng, vì cuộc sống và chế độ ở Việt Nam dễ thở hơn ở Trung Quốc nên dòng người này đang tiến về hướng giàu có của tương lai!
Cách đây vài ngày, một đoạn video lan truyền trên mạng cho thấy chính quyền Trung Quốc đang xây dựng bức tường biên giới dài hàng trăm km và cao hơn 2 mét ở biên giới Trung Quốc – Việt Nam. Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên truyền là để ngăn chặn các ca nhiễm virus Corona Vũ Hán nhập khẩu, nhưng những người trong cuộc tiết lộ rằng việc này là để ngăn chặn người dân Trung Quốc đào thoát. Có thông tin cho rằng toàn bộ hơn 1.000 km đường biên giới giữa hai quốc gia sẽ được xây dựng trong tương lai.
Theo báo cáo tổng hợp của các kênh truyền thông, nhiều công ty công nghệ trên thế giới đang rời Trung Quốc và chuyển dây chuyền sang các nước khác, nhiều công ty cũng đang chuyển đến Việt Nam. Ví dụ: Samsung chi 220 triệu USD để xây dựng trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) lớn nhất Đông Nam Á tại Việt Nam; Intel xây thêm nhà máy đóng gói mới tại Việt Nam; Foxconn mua đất tại Việt Nam để xây dựng nhà máy mới; Sharp ban đầu dự định xây nhà máy ở Trung Quốc để sản xuất màn hình LCD ô tô, nhưng đã chuyển hướng sang Việt Nam và đầu tư 1 tỷ USD để xây dựng nhà máy vào năm 2020; Samsung Electronics đã đóng cửa nhà máy sản xuất điện thoại di động cuối cùng ở Trung Quốc, rút khỏi Trung Quốc và tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Trong những năm gần đây, Tập đoàn Pou Chen của Đài Loan đã chuyển nhà máy sang Đông Nam Á và có hơn 160.000 nhân viên tại Việt Nam, ngoài ra Nike, LG, Uniqlo cũng đã đặt nhà máy tại Việt Nam và tiếp nhận một lượng lớn các đơn đặt hàng sản xuất được đặt ở Trung Quốc trước đó.
Vào tháng Tư năm nay, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã ban hành “Kế hoạch cứu trợ kinh tế chống dịch” với tổng cộng 108 nghìn tỷ yên (tương đương 1 nghìn tỷ USD), trong đó 243,5 tỷ yên (tương đương 2,26 tỷ USD) được tài trợ cho các công ty Nhật Bản rút dây chuyền sản xuất khỏi thị trường Trung Quốc. Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO) mới đây đã công bố danh sách khoảng 15 công ty Nhật Bản dự định chuyển hoạt động kinh doanh từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Cư dân mạng bình luận như sau:
“Nền kinh tế nội tuần hoàn của Trung Quốc đang tiến xuống đáy vực. Không có đơn hàng, không có nhu cầu, người lao động chắc chắn sẽ phải tha phương cầu thực. Không chừng một ngày nào đó, con đường này cũng sẽ bị chặn đứt”.
“Nhật Bản đã chuyển hướng sang Việt Nam, liệu đây có phải là công xưởng thế giới trong mười năm tới?”.
“Trước kia người Việt Nam lấy chồng Trung Quốc, xu hướng này sẽ bị đảo ngược trong tương lai”.
“Chắc chắn trong tương lai Việt Nam sẽ phồn vinh và thịnh vượng hơn Quảng Tây. Cô dâu Việt Nam thành chuyện quá khứ rồi, đúng là 30 năm Hà Đông, 30 năm Hà Tây”.
“Chà, video mới gần đây thôi? Tôi bị sốc đấy! Nhưng đây có phải người lao động phổ thông không nhỉ”.
“Mỹ xây bức tường để ngăn người nhập cảnh, còn ĐCSTQ xây bức tường để ngăn người trốn thoát!”. (NTD)