Thursday, November 21, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

4 Triệu chứng bất thường khi ngủ về đêm, cảnh báo lượng axit uric trong cơ thể đã vượt tiêu chuẩn


Trong những năm gần đây, với mức sống không ngừng được cải thiện, thói quen ăn uống của người hiện đại cũng có những thay đổi đáng kinh ngạc. Vì lý do đó, nồng độ axit uric trong máu cũng tăng lên theo từng năm.

Không phải ai cũng nhận thức được nồng độ axit uric bất thường trong máu, cũng như có thói quen khám sức khỏe định kỳ. Hình Freepik

15 thói quen sinh hoạt dễ làm tăng axit uric

  • Thường xuyên tiêu thụ đồ uống có đường. Bao gồm siro chứa sucrose, fructose và đồ uống có chứa fructose. Nước ép trái cây, trà sữa có đường… cũng nằm trong phạm vi đồ uống có đường.
  • Uống nhiều nước trái cây (kể cả nước ép 100%).
  • Ăn các loại đồ ngọt, món tráng miệng, bánh kẹo, đồ nướng ngọt (bánh quy ngọt, bánh mì ngọt, bánh quy, v.v.).
  • Uống nhiều bia rượu, kể cả rượu vang đỏ.
  • Ăn quá nhiều hải sản nước mặn và hải sản nước ngọt. Bao gồm hàu, cua, tôm, cá mòi, cá trích…
  • Tiêu thụ nhiều nội tạng động vật có hàm lượng purin cao.
  • Ăn nhiều đồ nướng..
  • Thịt đỏ chiếm hàm lượng cao trong thực đơn hàng ngày.
  • Thực phẩm chế biến sẵn như giò, thịt xông khói, thịt muối, xúc xích, v.v.
  • Ăn quá ít rau, khoai, ngũ cốc, sữa, dẫn đến thiếu hụt các nguyên tố kali, canxi và magie.
  • Ăn quá mặn, dư thừa natri trong thời gian dài.
  • Ăn quá ít carbohydrate hoặc giảm cân bằng chế độ ăn keto trong thời gian dài.
  • Thường xuyên ăn kiêng giảm cân, cơ thể trạng thái bán đói.
  • Lười vận động, cơ bắp yếu.
  • Cường độ vận động/lao động quá lớn, thường xuyên ở trạng thái căng thẳng.

4 bất thường xảy ra trước khi đi ngủ, báo hiệu nồng độ axit uric trong máu đã vượt tiêu chuẩn

Không phải ai cũng nhận thức được nồng độ axit uric bất thường trong máu, cũng như có thói quen khám sức khỏe định kỳ.

Trên thực tế, khi axit uric trong máu tăng cao, cơ thể cũng đã có những dấu hiệu bất thường để cảnh báo:

  • Dấu hiệu 1: Khát nước bất thường trước khi đi ngủ

Những người có lượng axit uric cao thường có cảm giác khát nước trước khi đi ngủ, thậm chí có uống nước cũng khó thuyên giảm.

Điều này là do axit uric quá mức sẽ khiến một lượng lớn độc tố lắng đọng trong thận và cơ thể cần một lượng nước lớn để duy trì quá trình trao đổi chất bình thường.

  • Dấu hiệu 2: Đi tiểu bất thường trước khi đi ngủ

Đây cũng có thể là tính hiệu báo động do axit uric tăng cao.

Các vấn đề về chuyển hóa ở thận có thể dẫn đến tích tụ quá nhiều tinh thể urat trong cơ thể, nước tiểu trước khi đi ngủ có thể có màu nâu sẫm, trường hợp nặng thậm chí có thể có nhiều bọt.

Ngoài ra, những người có lượng axit uric cao cũng gặp phải triệu chứng tiểu nhiều khi ngủ, bởi axit uric quá nhiều có thể gây tổn thương thận, não sẽ nhầm là tín hiệu báo đi tiểu, dẫn đến triệu chứng tiểu nhiều lần.

  • Dấu hiệu 3: Phù nề cơ thể

Nếu thấy cơ thể bị phù nề rõ rệt khi ngủ vào ban đêm, bạn cũng cần cảnh giác với tình trạng axit uric dư thừa, vì axit uric quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận.

Thận là cơ quan quan trọng trong việc sản xuất và bài tiết nước tiểu, chức năng thận bị suy giảm sẽ khiến nước trong cơ thể khó được đào thải kịp thời, cơ thể sẽ có triệu chứng phù nề rõ rệt.

  • Dấu hiệu 4: Đau khớp

Khi lượng axit uric tăng quá cao, lượng axit uric dư thừa trong cơ thể sẽ tích tụ ở xương, khớp, gây ra bệnh Gout, từ đó dẫn đến các cơn đau nhức rõ rệt ở các khớp, chỉ có giảm nồng độ axit uric mới có thể làm dịu cơn đau này.

Giảm nồng độ axit uric trong máu bằng 6 biện pháp đơn giản

1. Uống nước điều độ

Hơn 2/3 lượng axit uric được bài tiết qua nước tiểu, uống nhiều nước sẽ khiến bạn tiểu nhiều, từ đó giảm bớt lượng axit uric dư thừa trong cơ thể.

Nước tinh khiết và nước đun sôi là lựa chọn tốt nhất, nên uống khoảng 3000ml mỗi ngày.

Tuy nhiên, những người bị suy thận và chức năng tim phổi bất thường nên hạn chế lượng nước uống tùy theo tình trạng của mình.

2. Chế độ ăn ít purine

Cần hạn chế nghiêm ngặt các thực phẩm có hàm lượng purin cao như nội tạng động vật, hải sản và thịt. Có thể ăn một lượng vừa phải các loại đậu và các sản phẩm từ đậu.

Đồng thời, cũng có thể tăng lượng rau và trái cây tươi. Rau tươi chứa nhiều nguyên tố kali, natri, canxi, magie, v.v. Khi oxy hóa trong cơ thể sẽ tạo thành hợp chất kiềm, giúp kiềm hóa nước tiểu, thúc đẩy hòa tan urat, giảm hình thành tinh thể urat.

3. Kiểm soát cân nặng

Béo phì làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Gout và giảm cân có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu.

Đối với bệnh nhân béo phì, nên kiểm soát chỉ số khối cơ thể trong khoảng từ 18,5 đến 23,9kg/m2, tốt nhất là bằng hoặc dưới cân nặng lý tưởng.

4. Thức khuya ít nhất có thể

Bạn nên cố gắng tránh thức khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc và sinh hoạt đều đặn, cố gắng duy trì thời gian ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm, tối thiểu không dưới 6 tiếng, có thể giúp ổn định nồng độ axit uric trong máu.

5. Hạn chế rượu bia

Rượu không chỉ cản trở quá trình chuyển hóa axit uric mà còn làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Lượng rượu tiêu thụ càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.

6. Tập thể dục

Thiếu vận động dễ dẫn đến tình trạng giữ nước và natri, ảnh hưởng đến quá trình bài tiết và chuyển hóa axit uric.

Tuy nhiên, những người có lượng axit uric cao nên chú ý đến cách tập thể dục, tốt nhất nên chọn các bài tập thể dục vừa phải, chẳng hạn như chạy bộ, đi bộ nhanh, bóng bàn và các bài tập khác.

Đồng thời, tránh xa các bài tập kỵ khí, vận động gắng sức và các môn thể thao tiêu tốn quá nhiều thể lực như bóng rổ, chạy nhanh, bóng đá, v.v.

Axit uric dư thừa có thể gây ra nhiều tổn thương cho cơ thể, vì vậy bạn nên chú ý đến các triệu chứng, khi phát hiện có bất thường thì nên đi khám kịp thời, không được để yên, tránh để tình trạng nặng thêm, dẫn đến biến chứng. (NTD)