Friday, November 22, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Xung đột Ukraine sẽ dễ lặp lại nhất ở Việt Nam, không phải là Đài Loan


Một sự cố trên Biển Đông có thể dễ dàng leo thang chiến tranh

NIKKEI ASIA by Derek Grossman – March 21, 2022 

Derek Grossman là nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại Tập đoàn phi Lợi nhuận, phi đảng phái RAND. Trước đây, ông từng là Cố vấn tình báo tại Lầu Năm Góc.

Cuộc chiến của Nga ở Đông Âu đã thúc giục những người theo dõi an ninh Ấn Độ – Thái Bình Dương đưa ra những so sánh giữa cảnh ngộ của Ukraine với tình trạng của Đài Loan liên quan tới Trung Quốc.

Có điều chắc chắn là, Ukraine và Đài Loan đều là hai quốc gia dân chủ xung đột với một cường quốc láng giềng theo chủ nghĩa xét lại (xem: Trung Hoa, Nga) và độc tài. Lập luận của Vladimir Putin rằng Ukraine không phải là một quốc gia có chủ quyền thậm chí có vẻ giống như những lời của Tập Cận Bình và mọi nhà lãnh đạo Trung Quốc trước ông: Đài Loan chỉ là một tỉnh phản tặc và sẽ được “tái thống nhất”, dù thông qua hòa bình hay cưỡng ép nếu cần thiết.

Tuy nhiên, ngoài những điểm tương đồng đáng chú ý đó, thì Ukraine-Đài Loan lại không còn gì giống nhau. Sự tương hợp có thể được áp dụng hơn chính là một quốc gia Ấn Độ – Thái Bình Dương khác: Việt Nam.

Một nhà nước xã hội chủ nghĩa đồng minh do một đảng Cộng sản độc tài cai trị, Hà Nội đang chịu sức ép ngày càng tăng từ Trung Quốc, đặc biệt là xung quanh các yêu sách chủ quyền chồng chéo ở Biển Đông.

Lính tuần tra của hải quân PLA tại Đảo Phú Lâm, được Việt Nam tuyên bố chủ quyền, thuộc quần đảo Hoàng Sa. Hình Reuters

Trong khi Trung Quốc không đe dọa xâm lược Việt Nam như Nga xâm lược Ukraine, thì đôi khi các cuộc giao tranh trên biển chết người giữa hai quốc gia châu Á này đã diễn ra. Không thể tưởng tượng được rằng một sự cố trên biển có thể tràn vào đất liền, phá vỡ nền hòa bình kéo dài hàng thập kỷ tại biên giới chung của họ. Ngược lại, một kịch bản như vậy có nhiều khả năng sẽ sớm xảy ra hơn là một cuộc xâm lược Đài Loan.

Việt Nam không tham gia liên minh quân sự với bất kỳ cường quốc hay mạng lưới liên minh nào, một tình cảnh chính xác đã làm cho Ukraine bị nghi ngờ. Chính sách đối ngoại không liên kết của Hà Nội kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc có nghĩa là Trung Quốc có thể tấn công mà không sợ bị trả đũa từ các quốc gia mạnh hơn. Mặc dù quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhưng quan hệ đối tác “toàn diện” của Washington với Hà Nội là cấp độ quan hệ đối tác thấp nhất trong hệ thống thứ bậc của Việt Nam.

Sự sụp đổ của Liên Xô khiến Việt Nam cảm thấy bị các liên minh hắt hủi đến mức Hà Nội thậm chí không có liên minh an ninh với người bạn lâu đời là Nga. Điều này đặt ra tình cảnh thực sự của Việt Nam trên Biển Đông. Nếu so sánh, Philippines có yêu sách chủ quyền chồng chéo lớn với Trung Quốc nhưng có thể quay lại liên minh với Washington.

Trung Quốc có thể tấn công Việt Nam mà không sợ bị trả đũa từ các quốc gia mạnh hơn.

Đồng ý là Đài Loan cũng thiếu liên minh với Mỹ hoặc bất kỳ cường quốc nào khác. Tuy nhiên, kể từ khi Hoa Kỳ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Bắc để quay sang Bắc Kinh vào năm 1979, mọi đời chính quyền Mỹ đều đã hỗ trợ Đài Loan trang bị vũ khí cần thiết để phòng thủ dưới sự bảo trợ của Đạo luật Quan hệ Đài Loan. Hơn nữa, chỉ mới tháng 10 năm ngoái, Tổng thống Joe Biden đã hai lần khẳng định rằng Hoa Kỳ đã chuẩn bị để bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc tiến hành một cuộc tấn công quân sự nhằm vào hòn đảo này. Việt Nam không thể có được sự trông đợi như thế.

Việt Nam, giống như Ukraine, cũng đã bị tấn công trước đây bởi các nước láng giềng lớn hơn của nó. Nga chiếm Crimea năm 2014 và xâm nhập các khu vực biên giới của Ukraine gồm Donetsk và Luhansk. Tương tự như vậy, Trung Quốc đã chiếm đoạt một phần quần đảo Hoàng Sa từ miền Nam Việt Nam vào năm 1974 và từ chối trả lại chúng sau khi Việt Nam thống nhất dưới chế độ cộng sản. Sau đó, vào năm 1979, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã xâm lược để “dạy cho Việt Nam một bài học” vì can thiệp vào Campuchia chống lại Khmer Đỏ được Trung Quốc hậu thuẫn.

Truyền thông xã hội Việt Nam đã ồn ào lên liên quan đến những điểm tương đồng này, kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine. Theo một bài bình luận gần đây, điều duy nhất đã cứu Việt Nam khỏi một cuộc xâm lược toàn diện là nhờ liên minh, mà nay không còn, với Liên Xô có vũ trang hạt nhân.

Người biểu tình Việt Nam hô to các khẩu hiệu chống Trung Quốc khi họ tuần hành trong cuộc tuần hành vì căng thẳng ở Biển Đông, tại một con phố gần Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội vào ngày 17 tháng 7 năm 2011. Hình AFP

Bắc Kinh đã tiếp tục thực hiện các lựa chọn quân sự đối với Việt Nam. Ví dụ, vào năm 1988, Trung Quốc đã trục xuất lực lượng Việt Nam tại bãi đá ngầm Johnson Nam (Đá Gạc Ma) thuộc quần đảo Trường Sa. Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã xây dựng căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa và triển khai lực lượng đến quần đảo Hoàng Sa.

Trung Quốc, ngày nay sở hữu lực lượng hải quân lớn nhất thế giới và lực lượng bảo vệ bờ biển và lực lượng dân quân đánh cá trên biển lớn nhất trong khu vực, hiện đang tuần tra thường xuyên các khu vực tranh chấp và buộc các phương tiện của đối thủ phải ra khỏi khu vực. Vào đầu tháng 3 này, PLA đã tiến hành một chiến dịch trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, mà không có sự cho phép từ Hà Nội, có thể là để thu hồi một chiếc chiến đấu cơ bị rơi.

Trong khi đó, tại biên giới đất liền giữa hai nước, việc thành lập ít nhất một, có lẽ là hai, căn cứ của PLA gần đó đã được công khai vào năm ngoái – căn cứ tên lửa và trực thăng. Luật Biên giới trên bộ mới của Bắc Kinh, cũng được thông qua vào năm 2021, khuyến khích hành động tích cực bảo vệ biên giới Trung Quốc bằng vũ lực, khuyến nghị rằng các đơn vị PLA hoạt động ngoài các căn cứ này có thể được trao quyền áp dụng thêm sức ép đối với Việt Nam.

Đài Loan cũng đối mặt với các mối đe dọa ngày càng tăng, đặc biệt là các máy bay chiến đấu của Trung Quốc bay gần hoặc xâm nhập vào vùng nhận dạng phòng không của đảo quốc này. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa bao giờ thực hiện bất kỳ hành động quân sự trực tiếp nào đối với hòn đảo này, kể từ khi Chính phủ Quốc dân đảng chạy trốn tới đó, khi kết thúc cuộc nội chiến Trung Quốc năm 1949. Đây không phải là nói rằng mối quan hệ xuyên eo biển đã không xảy ra sự cố.

Trong các năm 1954-55 và 1958, PLA đã pháo kích vào các tiền đồn quân sự của Đài Loan trên các quần đảo Kim MônQuần đảo Mã Tổ gần bờ biển của Trung Quốc. Ngoài ra, vào năm 1995 và 1996, Bắc Kinh đã rót tên lửa vào khu vực gần Đài Loan để phản đối chuyến thăm của Tổng thống khi đó là Lý Đăng Huy đến Hoa Kỳ. Tuy nhiên, về tổng thể, Bắc Kinh đã kiềm chế không thực hiện hành động quân sự chống lại đảo Đài Loan. Điều tương tự là không thể có đối với Việt Nam.

Trung Quốc có lẽ cũng sẽ dễ dàng đánh bại Việt Nam trong một cuộc xung đột vũ trang thông thường, mặc dù không nhất thiết phải xảy ra xung đột du kích kéo dài, nhưng sẽ không giống như đánh giá của Nga trước cuộc chiến về sự kém cỏi của lực lượng Ukraine. Trung Quốc duy trì lợi thế quân sự rất lớn so với Việt Nam, cho dù dưới hình thức tên lửa đạn đạo và hành trình, hay máy bay ném bom, máy bay chiến đấu, tàu ngầm, hạm đội mặt nước và các lực lượng khác.

Sau khi công bố mức tăng chi phí lên 7.1% vào đầu tháng này, ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh là khoảng 230 tỷ đô la, ít nhất gấp 32 lần quy mô ngân sách ước tính 7 tỷ đô la của Hà Nội. Hơn nữa, Trung Quốc đã hỗ trợ đầu tư mạnh mẽ vào việc chuyên nghiệp hóa quân sự, đặc biệt là để tăng cường hợp tác về các dịch vụ quân sự, để cuối cùng biến PLA, theo chỉ đạo của Tập, sẽ trở thành các lực lượng “đẳng cấp thế giới”. Việt Nam thua xa Trung Quốc về mọi phương diện có thể tưởng tượng được.

Ngược lại, Đài Loan đã đầu tư rất nhiều vào việc mua sắm hoặc phát triển các khả năng phòng thủ phi đối xứng giá rẻ, để làm phức tạp cho nỗ lực chinh phục của Bắc Kinh. Đài Loan sở hữu tên lửa đất đối không, như các khẩu đội tên lửa Patriot của Mỹ và tên lửa hành trình đối hạm.

Đài Loan cũng được hưởng lợi từ sự hỗ trợ kéo dài hàng thập kỷ trong việc mua sắm các hệ thống vũ khí tiên tiến từ Mỹ, bao gồm cả việc mua 66 máy bay chiến đấu F-16V vào năm ngoái, để tăng cường khả năng tác chiến và tuần tra trên không. Đài Loan đã thực hiện hoạt động trên các lĩnh vực dịch vụ vũ trang của mình và hoàn thiện khả năng chiến đấu của  không quân và hải quân; còn Việt Nam thì không, khi mà nước này còn có vẻ như đang tự làm suy giảm chất lượng các hoạt động hợp tác chung của mình.

Chiến đấu cơ F-16V trong cuộc tập trận ở Gia Nghĩa (Đài Loan) vào ngày 5 tháng 1: Đài Loan được hưởng lợi từ sự hỗ trợ mua sắm các hệ thống vũ khí tiên tiến từ Mỹ. Hình Reuters

Về mặt địa lý, việc Trung Quốc chinh phục Đài Loan có lẽ sẽ khó hơn nhiều so với việc Nga xâm lược Ukraine. Nga tập trung binh lính dọc theo biên giới và xâm lược những khu vực hầu hết có địa hình bằng phẳng và  liền kề. Mặt khác, Trung Quốc sẽ phải tiến hành thành công chiến dịch đổ bộ chống lại Đài Loan và có thể bị tổn thất khi vượt qua eo biển Đài Loan. Biên giới trên đất liền của Việt Nam với Trung Quốc, tương tự với Ukraine, không có bất kỳ thách thức địa hình đặc biệt khó khăn nào.

Không có phép so sánh nào là hoàn hảo cả, nhưng việc so sánh giữa Nga-Ukraine với Trung Quốc-Đài Loan đặc biệt ngây ngô. Đúng hơn, đó phải là một kịch bản Trung Quốc-Việt Nam, trong đó sự cố trên Biển Đông leo thang thành một cuộc xung đột lớn hơn trên đất liền, có vẻ phù hợp hơn.

Kết luận ở đây là cần có hai giải pháp. Một mặt, Washington nên giảm căng thẳng khi biết rằng Đài Loan không dễ bị tổn thương như Ukraine. Mặt khác, Hoa Kỳ có thể muốn có một cách nhìn khác về tính nhạy cảm của Việt Nam. (T/H, Nikkei Asia, basam)