Thursday, January 23, 2025

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Việt Nam và các nước ASEAN mua vắc-xin ở đâu?

Nỗ lực sản xuất vắc-xin ngừa Covid-19 đang có những kết quả ban đầu được đánh giá là khả quan. Một số nước ASEAN đã bắt đầu ký giao kèo với các hãng dược để đặt mua vắc-xin.

Việt Nam và ASEAN mua vaccine ở đâu?

Thái Lan và Philippines là hai quốc gia mới nhất tại ASEAN tuần qua đã ký thỏa thuận đặt mua vắc-xin do hãng dược AstraZeneca hợp tác với Đại học Oxford University nghiên cứu sản xuất.

Các quốc gia ASEAN khác cũng có những bước đi tương tự, bên cạnh việc hợp tác nghiên cứu để tự sản xuất vắc-xin.

Về yếu tố quyết định của mỗi quốc gia trong việc lựa chọn vắc-xin nào, nhiều người cho rằng sự an toàn và hiệu quả sẽ là những cân nhắc hàng đầu, nhưng chi phí cũng không thể không tính đến. Và lý do địa chính trị cũng là một yếu tố không thể bỏ qua.

South China Morning Post trích lời Leong Hoe Nam, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Singapore, chỉ ra: “Nếu nhìn vào Philippines và Malaysia, bạn sẽ thấy có một sự bảo trợ mạnh mẽ của Trung Quốc và chúng tôi cũng thấy Trung Quốc.”

Vietnam opts for containment over 'high risk' rush for costly Covid-19  vaccine | Deccan Herald
Một người phụ nữ đeo khẩu trang khi lái xe đi ngang qua một biểu ngữ cổ động phòng chống dịch bệnh do coronavirus ở Hà Nội, Việt Nam. (Hình Reuters)

Việt Nam

Việt Nam đã bắt đầu các nỗ lực nghiên cứu phát triển vắc-xin Covid-19 từ nhiều tháng qua. Thông tin mới nhất do báo Tuổi Trẻ dẫn lại cho hay chậm nhất là đầu tháng 12, vắc-xin do Công ty Nanogen phát triển trên công nghệ tái tổ hợp protein sẽ được tiêm thử nghiệm trên người giai đoạn 1.

Học viện Quân y sẽ là nơi dự định triển khai thử nghiệm tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 trên người tình nguyện.

Giới chức y tế cho hay vắc-xin Covid-19 “made in Việt Nam” ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, tự chủ, làm nền tảng để phát triển vắc-xin đối phó các chủng virus corona khác trong tương lai.

Tuy nhiên, khả năng vắc-xin của Việt Nam được sản xuất sớm cũng như đủ liều để tiêm phòng trên diện rộng là rất thấp. Do đó, nguồn cung từ bên ngoài vẫn là chính yếu.

Covid-19 vaccine

Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao diễn ra ngày 15/10, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng xác nhận Việt Nam đã đặt mua vắc-xin Sputnik V từ Nga và vắc-xin của Anh.

Số liệu cập nhật mới nhất cho thấy Việt Nam đến nay có 1.341 ca dương tính, trong đó 1.179 ca đã khỏi và 35 ca tử vong.Việt Nam có nghiên cứu phát triển vắc-xin Covid-19 của riêng mình.

Theo đó, tháng 11 (chậm nhất là đầu tháng 12 tới) vắc-xin do Công ty Nanogen (Việt Nam) phát triển trên công nghệ tái tổ hợp protein, bắt đầu được tiêm thử nghiệm trên người giai đoạn 1. Học viện Quân y sẽ là nơi dự định triển khai thử nghiệm tiêm vắcxin ngừa Covid-19 trên người tình nguyện.

Vắc-xin Covid-19 “made in Việt Nam” nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, tự chủ, làm nền tảng để phát triển vắc-xin đối phó các chủng virus corona khác trong tương lai.

Oxford picks Thailand as production base for Covid-19 vaccine

Thái Lan

Theo Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, hôm 27/11, Thái Lan đã ký một thỏa thuận trị giá 200 triệu đôla để mua 26 triệu liều vắc-xin của Oxford/AstraZeneca. Dự kiến, số vắc-xin này sẽ được giao vào giữa năm 2021. Giới chức y tế Thái Lan cho hay 26 triệu liều sẽ được tiêm cho 13 triệu người trong số 69 triệu dân, theo báo Bangkok Post.

Hồi tháng 10, Bộ Y tế Thái Lan, Công ty Siam Bioscience và tập đoàn kinh doanh SCG cũng đã ký một ý định thư với AstraZeneca. Thỏa thuận cho phép Siam Bioscience sản xuất vắc-xin (AZD1222) tại nhà máy của mình, dự kiến vào giữa năm sau.

Siam Bioscience cho biết nếu các kế hoạch thuận buồm xuôi gió, Thái Lan sẽ trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á sản xuất vắc-xin này.

Tính đến nay, Thái Lan có 3.961 người nhiễm và 60 ca tử vong.

BBC

Philippines

Tại Philippines, vào ngày 27/11, hơn 30 công ty tư nhân đã ký một thỏa thuận mua ít nhất 2,6 triệu liều vắc-xin từ AstraZeneca. Các chủ doanh nghiệp cho biết họ có kế hoạch hiến tặng phần lớn số vắc-xin cho chính phủ và sử dụng phần còn lại để tiêm cho nhân viên của họ.

Theo các quan chức Philippines, bên cạnh 2,6 triệu liều nói trên, nước này cũng đang đàm phán mua thêm 1 triệu liều nữa.

Hãng tin Bloomberg dẫn lời Joey Concepcion, cố vấn về doanh nghiệp của tổng thống Philippines, cho hay số vắc-xin trên dự kiến được giao vào tháng 5 hoặc 6/2021 và có thể được tiêm cho 1,5 triệu người.

China to prioritize Mekong countries for COVID-19 vaccine - Plataforma Media

Hiện Philippines cũng đang tìm kiếm đặt mua 20-50 triệu liều từ công ty Sinovac của Trung Quốc và công ty Pfizer của Mỹ cùng các nguồn khác.

Chính phủ Philippines cho biết họ đang nhắm mục tiêu khoảng 60 triệu người Philippines được tiêm vắc-xin Covid-19 trong khoảng hai năm kể từ năm 2021. Kế hoạch này, với chi phí hơn 73 tỷ peso (1,4 tỷ USD), nhằm phát triển khả năng miễn dịch ở phần lớn dân số.

Philippines là quốc gia chịu tổn thất nặng trong đại dịch Covid-19, với số liệu cập nhật mới nhất cho thấy có tới hơn 428.000 người nhiễm và 8.333 người tử vong.

Malaysia

Cũng vào hôm 27/11, Malaysia đã ký thỏa thuận với hãng dược phẩm khổng lồ Pfizer của Mỹ. Thủ tướng Muhyiddin Yassin cho biết thỏa thuận đặt mua 12,8 triệu liều vắc-xin có thể cung cấp cho cho 6,4 triệu người.

Malaysia dự kiến sẽ nhận được 1 triệu liều đầu tiên từ Pfizer vào quý 1 năm 2021. Các đợt giao hàng tiếp theo sẽ được thực hiện trong các quý còn lại của năm tới.

Tuy nhiên, thời gian giao hàng hiện phụ thuộc vào việc vắc-xin của Pfizer có được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Cơ quan quản lý dược phẩm Malaysia phê duyệt hay không.

Bên cạnh đó, Malaysia sẽ tiến hành thử nghiệm vắc-xin Covid-19 đầu tiên vào tháng 12, là một phần trong thỏa thuận giữa chính phủ nước này với Trung Quốc. Đây sẽ là thử nghiệm giai đoạn III của một loại vắc-xin được phát triển bởi Viện Y sinh thuộc Học viện Y khoa Trung Quốc.

Hiện Malaysia đã có tổng cộng 63.176 người nhiễm, trong đó 51.314 đã khỏi bệnh. Số tử vong là 354.

Coronavirus: Indonesia lays ambitious COVID-19 vaccine start date

Indonesia

Indonesia đã đặt hàng với ít nhất 4 nhà cung cấp vắc-xin, trong đó có Sinovac Biotech của Trung Quốc và AstraZeneca. Dữ liệu do Bloomberg tổng hợp cho thấy khả năng tiếp cận này giúp Indonesia trở thành nước đứng thứ hai ở châu Á, sau Trung Quốc và ngang bằng với Nhật Bản và Ấn Độ, về đảm bảo việc tiêm ngừa.

Theo The Strait Times, Indonesia đã bắt đầu đàm phán với tập đoàn dược phẩm Mỹ Pfizer để đảm bảo đủ nguồn cung vắc-xin Pfizer-BioNTech Covid-19 trước khi triển khai đợt tiêm chủng lớn vào năm tới ở quốc gia đông dân thứ 4 thế giới.

Nước này cho đến nay đã ký các cam kết mua 189 triệu liều vắc-xin từ Sinovac của Trung Quốc, Novavax của Mỹ và Covax, một hệ thống phân phối vắc-xin Covid-19 quốc tế do Tổ chức Y tế Thế giới đồng dẫn đầu.

Từ tháng 4, công ty dược phẩm nhà nước Bio Farma của Indonesia – nơi được coi là xưởng vắc-xin lớn nhất ở Đông Nam Á với công suất 2 tỉ liều mỗi năm – đã hợp tác với công ty Sinovac để phát triển vắc-xin Covid-19. Một khi thành công, chương trình này có thể sản xuất tới 250 triệu liều mỗi năm.

Trong ngày 27/11, Indonesia ghi nhận số ca nhiễm mới cao kỷ lục với gần 6.000 ca, số người chết trong 24 giờ cũng đáng lo ngại với 169 trường hợp.

Tính tới hôm nay, Indonesia có tổng cộng 527.999 ca nhiễm và 16.646 ca tử vong, cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Singapore

Các nhà khoa học tại Trường Y Duke-NUS của Singapore đang phối hợp với công ty Arcturus Therapeutics phát triển một loại vắc-xin (ARCT-021). Thông tin từ Arcturus Therapeutics cho biết các thử nghiệm ban đầu trên người cho thấy nhiều hứa hẹn và vắc-xin này có thể sẽ sẵn sàng cho việc tiêm ngừa vào năm tới.

Theo CNBC, Cục Phát triển Kinh tế Singapore (EDB) đã cam kết chi 220 triệu USD cho vắc-xin Arcturus. Trong đó, cơ quan này đã đầu tư 45 triệu USD vào chương trình nghiên cứu phát triển vắc-xin. Một khi vắc-xin được phát triển thành công và được phê duyệt, EDB sẽ chi bổ sung 175 triệu USD nữa để mua.

Báo Strait Times cũng dẫn lời giáo sư Ooi Eng Eong từ Trường Y Duke-NUS nói rằng với nhiều chương trình nghiên cứu vắc-xin quốc tế đang cho thấy kết quả khả quan, Singapore không vội vã trong việc chọn mua một loại nào. Thay vào đó, chính phủ sẽ cân nhắc để chọn loại có hiệu quả cao nhất.

Singapore được coi là nước thành công trong việc chống dịch Covid-19. Đến nay, nước này có 58.205 ca nhiễm, trong đó 58.119 ca đã bình phục. Số người chết là 29. (BBC)