Úc: Vắc-xin COVID có thể đã góp phần làm gia tăng số ca tử vong kể từ đại dịch
Một nhà khoa học cho rằng vắc-xin COVID-19 và các biện pháp phong tỏa đại dịch có thể là “yếu tố góp phần mạnh mẽ” vào gần 20,000 trường hợp tử vong ở Úc trong giai đoạn 2020 – 2023.
Tuyên bố nói trên được ông Martin Stewart, một nhà nghiên cứu y sinh với 14 năm kinh nghiệm tại các viện hàn lâm ở Đức, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ và Úc, đưa ra.
Vào ngày 26 tháng 3, Ủy ban Thường trực Thượng viện về Các vấn đề Cộng đồng đã mở cuộc điều tra về “tỷ lệ tử vong vượt mức” – thuật ngữ chỉ số người chết trong một quốc gia vượt quá mức trung bình hàng năm.
Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Úc (ABS), trong thời kỳ đại dịch, số ca tử vong vượt mức tại nước này lên tới 30,332 người. Trong đó, số ca tử vong vượt mức không liên quan đến COVID-19 là 19,401 người.
Trong bài trình bày gửi lên Ủy ban Thượng viện, ông Stewart lưu ý rằng nhiều quốc gia đang chứng kiến “số ca tử vong vượt mức tăng đáng kể sau khi kết thúc giai đoạn tồi tệ và chết chóc nhất của đại dịch”. Bên cạnh đó, những ca này “không thể quy cho bệnh liên quan đến COVID-19”.
Theo ông Stewart, “giai đoạn chết chóc nhất” ở Úc bắt đầu từ cuối năm 2021 đến đầu năm 2022 trở đi.
Hầu hết các bang của Úc đạt tỷ lệ tiêm chủng 90% trở lên vào tháng 12 năm 2021, sau đó nới lỏng các hạn chế trong dịp Giáng sinh năm 2021 rồi dỡ bỏ các hạn chế và phong tỏa quy mô lớn vào năm 2022.
Tuy nhiên, 2022 và 2023 là những năm mà đất nước này chứng kiến nhiều ca tử vong do COVID nhất (10,301 trường hợp năm 2022 và 4,525 trường hợp năm 2023), cùng các ca tử vong vượt mức không liên quan đến COVID-19 (9,644 và 8,361).
Ông Stewart lưu ý rằng các ca tử vong vượt mức “có thể liên quan đến các tác dụng lâu dài hậu COVID-19 (ví dụ như COVID kéo dài), hệ thống y tế không thể chăm sóc bệnh nhân đúng cách trong suốt giai đoạn 2020 – 2022, hoặc do các biện pháp can thiệp của chính phủ như phong tỏa và tiêm chủng COVID-19”.
“Đây là một vấn đề phức tạp và có nhiều yếu tố, tuy nhiên dữ liệu được trình bày trong báo cáo cho thấy rõ ràng rằng vắc-xin COVID-19 mới và chưa được kiểm chứng có thể là một yếu tố góp phần vào các ca tử vong vượt mức”.
Nhà khoa học này nói thêm rằng vì các sản phẩm như vắc-xin dựa trên mRNA và vectơ virus là “mới được phát triển và chưa được thử nghiệm rộng rãi trên người”, nên những loại vắc-xin này có nguy cơ cao “gây ra các vấn đề không lường trước được”.
“Vấn đề này cần được điều tra kỹ lưỡng và toàn diện”, ông lưu ý.
Vắc-xin có thể góp phần như thế nào vào các trường hợp tử vong vượt mức?
Về sự liên quan của vắc-xin COVID-19 đối với các ca tử vong vượt mức, ông Stewart cho rằng tổn thương tim do vắc-xin mRNA gây ra có thể là một khía cạnh cần lưu tâm.
Ông dẫn chứng một nghiên cứu năm 2023 tại Thụy Sĩ do Christian Mueller, giáo sư tim mạch tại Đại học Basel dẫn đầu, cho thấy những người tiêm vắc-xin mRNA bị tổn thương tim với tỷ lệ cao hơn những người không được điều trị.
“Trong số 777 người tham gia, 40 người cho thấy mức nhạy cảm với nồng độ troponin T trong máu tăng cao vào ngày thứ ba, 22 người được xác định bị tổn thương cơ tim liên quan đến vắc-xin mRNA-1273”, ông Stewart lưu ý.
“Mặc dù không ai trong số họ phát triển các biến cố tim mạch bất lợi lớn trong vòng 30 ngày, nhưng những bệnh nhân có dấu hiệu tổn thương tim được khuyến cáo nghỉ ngơi và tránh gắng sức quá độ”.
“Bất cứ điều gì ít hơn thế đều là sự cẩu thả nghiêm trọng và thiếu quan tâm đến tính mạng con người”.
Tỷ lệ tử vong vượt mức cao hơn ở các nước giàu có
Ông cũng kêu gọi chính phủ Úc và các nước phát triển khác điều tra lý do tại sao tỷ lệ tử vong vượt mức của họ cao hơn nhiều so với các nước kém phát triển từ năm 2022-2024.
“Điều gì trong cách tiếp cận và can thiệp của chúng ta đã dẫn đến tỷ lệ tử vong vượt mức từ 10 – 30% ở nhiều quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới?”, ông Stewart nói thêm.
“Bằng chứng cho thấy tỷ lệ tiêm vắc-xin COVID-19 và mRNA cao là những yếu tố góp phần mạnh mẽ vào xu hướng này, do đó, vấn đề này cần được điều tra và can thiệp khẩn cấp để đưa tỷ lệ tử vong vượt mức trở lại bình thường, hoặc thậm chí dưới mức bình thường một lần nữa”.
Hàng ngàn tác dụng phụ, viêm cơ tim
Ý kiến này được Monique O’Connor, một bác sĩ và bác sĩ tư vấn tâm thần với hơn 30 năm kinh nghiệm y tế, đồng tình.
Trong bài trình bày của mình gửi lên ủy ban, bà lưu ý rằng vào năm 2021, có 8.422 trường hợp tác dụng phụ được báo cáo cho Hệ thống Giám sát An toàn vắc-xin Tây Úc (WAVSS) sau khi tiêm vắc-xin COVID-19, trong đó, nhóm tuổi lao động từ 18 – 64 chiếm 81% tổng số báo cáo.
“Điều đặc biệt đáng quan ngại … là tỷ lệ tác dụng phụ cao ở nhóm tuổi trẻ, đặc biệt là với vắc-xin Moderna, chẳng hạn như nhóm tuổi 30 – 39 là 383 trên 100,000 liều”, bà nói.
“Năm 2021, có 138 trường hợp viêm cơ tim / viêm màng ngoài tim sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 đã được báo cáo cho WAVSS”.
“Tổng cộng có 365 trường hợp viêm màng ngoài tim được xác nhận sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 vào năm 2021”.
Ngoài ra, bà lưu ý rằng trước khi bùng phát COVID-19 ở Úc (2017 – 2021), số lượng bệnh nhân nhập viện là từ 40 – 63. Trong khi đó, chỉ riêng năm 2021, có 961 bệnh nhân nhập viện sau khi tiêm vắc-xin COVID-19.
Bà O’Connor liệt kê 10 yếu tố có thể góp phần vào tình trạng tử vong vượt mức.
Điều này bao gồm: điều trị bệnh do SARS-CoV-2; tự tử; chấn thương và tử vong do vắc-xin COVID-19; COVID kéo dài và vai trò của vắc-xin COVID-19; người cao tuổi có nguy cơ bị “phân loại sai về tử vong sau tiêm chủng” và chăm sóc kém do không cho phép người thân đến thăm; viêm cơ tim, đột tử và các vấn đề về tim; mang thai và sinh nở – đặc biệt là sau tiêm chủng; bệnh tăng cường liên quan đến vắc-xin; nhiễm DNA plasmid trong vắc-xin; và “dịch khung và rác mRNA”.
Bà O’Connor lập luận: “Vắc-xin mRNA COVID-19 sử dụng một phương pháp điều trị sinh học mới, một liệu pháp gen chưa từng được cấp phép sử dụng cho người trước đây”.
Bà lập luận thêm: “Mức độ nhiễm bẩn DNA plasmid rất cao và các ‘protein rác’ không mong muốn được sản sinh thông qua ‘dịch khung’, đọc sai trình tự hoặc mảnh mRNA”.
Bà O’Connor cũng chỉ trích việc “chính trị hóa y học”, cho rằng nhiễm SARS-CoV-2, một loại virus đường hô hấp dễ lây lan, “luôn có nguy cơ trở thành bệnh lưu hành, đặc biệt là vì tiêm chủng không thể ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc lây truyền”.
“Tuy nhiên, những người vận động hành lang ủng hộ vắc-xin đã đánh vào cảm xúc để thúc đẩy tiêm chủng bằng cách tác động vào bản năng chăm sóc và bảo vệ những người dễ bị tổn thương của chúng ta.
Họ sử dụng cảm giác tội lỗi và xấu hổ để bôi nhọ những người không đồng ý với các đánh giá an toàn của ‘chuyên gia'”. (T/H, NTD)