Saturday, December 21, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Trung Quốc lợi dụng dịch bệnh để kiểm soát các quốc gia Á-Phi trong ‘một vành đai, một con đường’

Sáng kiến ‘một vành đai, một con đường’ của Trung Quốc không những làm các quốc gia tham dự cảm thấy mệt mỏi, mà còn biến những quốc gia này thành đối tượng kiểm soát của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Thời gian gần đây, Trung Quốc lấy cớ phòng chống dịch bệnh, tuyên truyền mạnh mẽ “‘một vành đai, một con đường’ kỹ thuật số”, tiếp tục áp dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt và Big Data ở các quốc gia Á – Phi để thu thập tin tức từ dân chúng, nhằm tiến hành khống chế những nước này…

Trong tháng 6 vừa qua, các trang truyền thông của ĐCSTQ liên tục tuyên truyền sáng kiến “‘một vành đai, một con đường’ kỹ thuật số”. Tờ Quang Minh nhật báo kêu gọi: “Đại Lục ‘tổng hợp các thông tin cá nhân thành nền tảng mã sức khỏe bản địa’, ‘cùng xây dựng ‘một vành đai, một con đường kỹ thuật số’’ để thúc tiến phát hành nền tảng kỹ thuật số giúp chứng thực mã sức khỏe”.

Tin tức ngày 28/6 cho thấy, sau khi Philippines gỡ phong tỏa, ĐCSTQ bắt đầu cho khôi phục công trình “một vành đai, một con đường” là hạng mục trạm tưới nước sông Chico (Philippines) do công ty TNHH thi công các công trình quốc tế của Trung Quốc xây dựng. Hạng mục này sẽ “cùng khu dân cư bản địa thiết lập hồ sơ sức khỏe công nhân nhằm giám sát việc kiểm tra đo lường thực tế”.

Cổ Hà, một nhà quan sát trên mạng xã hội đã tiếp nhận phỏng vấn của báo Epoch Times vào tháng 4 năm nay cho biết: “Mã sức khỏe giống như một cái còng tay điện tử, có thể giám sát dân chúng mọi lúc”. Dân Đại Lục có người còn cho rằng, mã sức khỏe chính là một cái lồng giam dùng để khống chế các cá nhân.

“Mã sức khỏe” chính là phương tiện giúp ĐCSTQ kéo dài sự giám sát đối với các quốc gia tham gia vào sáng kiến “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc. Nhiều thủ đoạn tương tự cũng đã được sử dụng trước đó từ lâu.

Ngày 27/6, truyền thông Đài Loan đưa tin: “Lấy châu Phi làm ví dụ, Zimbabwe ‘được’ công ty có nguồn tài trợ của ĐCSTQ là Cloud Walk giúp đỡ xây dựng hệ thống nhận diện khuôn mặt. Zinbabwe đã gửi cho công ty này hàng triệu ảnh khuôn mặt người dân do camera giám sát chụp được”.

Công ty Transsion (Trung Quốc) đã lợi dụng chức năng nhận diện khuôn mặt của điện thoại thông minh để thu thập tư liệu về hàng triệu khách hàng tại Châu Phi.

Còn tại Châu Á, mạng lưới Internet của Pakistan đều thông qua máy thu phát sóng wifi của Trung Quốc, sử dụng nhiều quy cách mạng do ĐCSTQ quy định, và sử dụng tường lửa của Trung Quốc, khiến Pakistan trở thành một bộ phận của mạng lưới Internet Đại Lục.

Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC) là khu vực mà Trung Quốc truyền dẫn hệ thống giám sát kỹ thuật số đầu tiên. ĐCSTQ lắp đặt các thiết bị giám sát tại nhiều thành phố của Pakistan. Ví dụ, tập đoàn Huawei đã lắp đặt 8000 camera giám sát tại thành phố Lahore, cùng với các thiết bị liên lạc vô tuyến 4G, nhận diện khuôn mặt, nhận diện hãng xe tự động,… và cung cấp tổ hợp các nền tảng thông tin, hệ thống tin tức địa lý và phương thức ứng dụng chuyên môn.

Trên thực tế, công ty phục vụ cho ĐCSTQ là Huawei đã bị nhiều nước ngăn chặn hoạt động toàn diện. Ngày 24/6, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đưa ra tuyên bố: “Người dân ở nhiều quốc gia đã dần ý thức được nguy hiểm của sự giám sát từ Trung Quốc, do đó họ bắt đầu ngừng hợp tác với Huawei, chuyển sang lựa chọn sử dụng các nhà kinh doanh mạng đáng tin cậy”.

Trong tháng 4 năm ngoái, ĐCSTQ đã tổ chức diễn đàn “một vành đai, một con đường”, biểu diễn kỹ thuật nhận diện khuôn mặt của mình, nhưng sau đó lại bị dấy lên hoài nghi về việc giám sát dân chúng và thu thập thông tin. Diễn đàn này còn nhận nhiều chỉ trích do đã tạo thêm các khoản nợ mà các quốc gia phải gánh “nhờ” sáng kiến “một vành đai, một con đường”. Mỹ và Ấn Độ từ chối tham dự diễn đàn, hơn 3.000 người Myanmar tổ chức biểu tình tại Kachin để yêu cầu chính phủ dừng dự án đập Myitsone do Trung Quốc Đại lục đầu tư. (NTD theo Epoch Times)