Sunday, December 22, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

TQ phát hiện 35 người nhiễm virus mới có nguồn gốc từ chuột chù


Các nhà khoa học ở Trung Quốc đã nghiên cứu 25 loài động vật và cho rằng, chuột chù nhiều khả năng là động vật lây truyền loại virus này.

Loài virus này thường được tìm thấy ở chuột chù. Ngoài triệu chứng sốt, các bệnh nhân còn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, bị ho, đau cơ và buồn nôn.

Nhà chức trách Trung Quốc đã lên tiếng báo động sau khi 35 người bị nhiễm một loại virus lây truyền từ động vật sang người hoàn toàn mới, được cho là lây sang người qua chuột chù.

Virus “Langya” đã lây nhiễm hàng chục người ở 2 tỉnh phía đông Trung Quốc

Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Đài Loan (CDC) -Trung Quốc, loại virus này hoàn toàn mới và chưa lây sang người trước đây. Virus có tên chính thức là Langya henipavirus, nó là một phần của họ Henipavirus.

Hai loài cùng loại đã được xác định trong quá khứ -virus Hendra và Nipah, theo báo cáo của The Sun. Hai loại virus này được cho là có thể tạo ra những căn bệnh kinh hoàng mà không có thuốc đặc trị hay vắc-xin.

Hình ảnh Henipavirus bằng kính hiển vi.
Hình ảnh Henipavirus bằng kính hiển vi. Hiện chưa có vắc xin hoặc thuốc đặc trị cho virus henipa, và phương pháp điều trị duy nhất là chăm sóc hỗ trợ để kiểm soát khả năng biến chứng.

Dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới xếp họ virus này là mức độ an toàn sinh học 4 -có nghĩa là nó có nguy cơ lây truyền qua đường khí dung cao và gây bệnh đe dọa tính mạng mà không có cách nào giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của nó. Tỷ lệ tử vong khi nhiễm virus này là từ 40 – 75%.

Các dấu hiệu bệnh dễ nhầm lẫn

Theo Thời báo Hoàn cầu của nhà nước Trung Quốc, 35 người nhiễm bệnh vẫn còn sống và không ai mắc bệnh nghiêm trọng.

Theo một bài báo đăng trên Tạp chí Y học New England (NEJM), virus được phát hiện sau khi các nhà khoa học kiểm tra những bệnh nhân đang bị sốt.

Một loại virus henipa có nguồn gốc từ động vật mới – được gọi là Langya henipavirus, hay LayV – đã được tìm thấy ở tỉnh Sơn Đông và Hà Nam (Trung Quốc) sau khi khiến khoảng 35 người đổ bệnh.

Các triệu chứng được báo cáo bao gồm sốt, mệt mỏi, đau cơ, chán ăn, ho, buồn nôn, nôn mửa và đau đầu. Bài báo nói thêm rằng các bệnh nhân đã tiếp xúc với động vật trước khi được chẩn đoán.

Vì virus đã được phát hiện trong một nhóm người, nên có khả năng nó đã lây truyền giữa người với người. Không có tiếp xúc gần hoặc tiền sử phơi nhiễm thông thường giữa các bệnh nhân, điều này cho thấy sự lây nhiễm ở người có thể là lẻ tẻ.

Các chuyên gia cho biết thêm: “Lần theo dấu vết tiếp xúc của 9 bệnh nhân với 15 thành viên gia đình có liên hệ gần gũi cho thấy không có sự lây truyền do tiếp xúc gần”.

Virus henipa là một trong những nguyên nhân gây bệnh phổ biến cho động vật ở châu Á – Thái Bình Dương. Virus có thể gây bệnh nặng cho cả động vật và cho người, với tỷ lệ tử vong lên tới 40 – 75%, theo dữ liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Các nhà khoa học nghiên cứu 25 loài động vật đã tìm thấy vật mang virus Langya rõ ràng nhất là chuột chù, một loài động vật có vú nhỏ có nhiều ở Trung Quốc.

Theo các chuyên gia dịch tễ, chúng ta đang sống trong một “kỷ nguyên đại dịch mới”, những người nói rằng “bệnh X” tiếp theo có thể sắp xảy ra.

Bệnh X là một tên giữ chỗ được Tổ chức Y tế Thế giới thông qua 3 năm trước, đại diện cho một mầm bệnh giả định, chưa rõ có thể gây ra dịch bệnh trong tương lai.

Hai năm rưỡi kể từ lần bùng phát đầu tiên của COVID-19, các nhà khoa học đang phải đối mặt với nhiều thảm họa sức khỏe hơn, các bệnh do virus sẽ trở nên phổ biến hơn trên khắp thế giới. (T/H, SKDS)