Thursday, January 23, 2025

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Sự “hứng thú” của TQ đối với bất động sản của Úc sụt giảm vì rạn nứt ngoại giao tăng lên

Theo dữ liệu độc lập, cho thấy sự “hứng thú” của người Trung Quốc đối với thị trường địa ốc ở Úc đã xuống thấp nhất trong ba năm qua vào tháng 5, và nhu cầu nhà cửa trị giá hàng tỷ đô la có thể là một “tai nạn” khác của một cuộc tranh cãi ngoại giao giữa hai nước.

Dữ liệu được công bố bởi Cổng thông tin bất động sản quốc tế Juwai IQI cho thấy các “tìm hiểu” về bất động sản tại Úc đã giảm hơn 65% trong tháng 5 so với tháng 4, khi các “tìm hiểu” tăng lên khi Úc “nổi lên” từ đại dịch COVID-19 trước hầu hết các thị trường địa ốc khác trên thế giới.

Sự sụt giảm vào tháng 5 trùng hợp với một hành động của chính phủ Liên bang nhằm thúc đẩy một cuộc điều tra về nguồn gốc của Coronavirus, lần đầu tiên được phát hiện ở Trung Quốc vào cuối năm ngoái, nên đã khiến nhà cầm quyền Trung Cộng nổi giận và đưa ra các mối đe dọa về sự trả thù kinh tế.

Sự sụt giảm lợi ích kéo dài từ những người mua bất động sản của Trung Quốc, có thể gây ra rắc rối cho một lãnh vực từng là trụ cột của nền kinh tế Úc trong những năm gần đây.

Trung Quốc là một nguồn đầu tư bất động sản lớn của nước ngoài, với các nhà đầu tư đổ vào $6.1 tỷ đô la vào thị trường nhà ở dân cư, xây dựng thương mại và đấu giá nhà chỉ trong năm tài chính vừa qua.

“Nếu tình hình không leo thang thì mọi thứ sẽ ổn định hơn”, Chủ tịch điều hành Juwai IQI Georg Chmiel nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

“Miễn là nó không kéo dài, miễn là nó không mang tính hệ thống”.

Dữ liệu của Juwai IQI cho thấy sự sụt giảm của tháng Năm, có nghĩa là Trung Quốc hiện xếp dưới Hoa Kỳ và Canada là những quốc gia có nguồn đầu tư lớn nhất vào tài sản ở Úc.

Sự đầu tư của Trung Quốc thông thường “đổ vào” các căn hộ mới, thúc đẩy hoạt động xây dựng và tạo ra công ăn việc làm.

Nhưng nhu cầu của Trung Quốc chậm lại, sẽ là một “cú đấm” mới đối với thị trường nhà đất đang chậm lại, mặc dù các số liệu chính thức vẫn cho thấy sự chấp thuận cho xây nhà ở tăng 5.7% so với một năm trước.

Các nhà kinh tế thường dự đoán rằng các căng thẳng ngoại giao sẽ được giải quyết mà không ảnh hưởng quá nhiều đến nền kinh tế của Úc, mặc dù sự “rạn nứt” là một rủi ro gia tăng đối với một “tương lai” không chắc chắn.

“Trong môi trường hiện tại, sự gia tăng căng thẳng có khả năng sẽ có tác động tiêu cực, vì vậy nó có phần liên quan”, Sarah Hunter, nhà kinh tế trưởng tại BIS Oxford, nói.

Ngân hàng Trữ Kim Liên bang bày tỏ sự lo ngại này tại cuộc họp chính sách ngày 2 tháng 6 về triển vọng đầu tư nhà ở, với việc xây dựng “khô cạn”, hoạt động đấu giá chậm lại và giá thuê thấp hơn.

Sự chậm lại này có thể làm thất vọng hơn nữa những nỗ lực của chính phủ Liên bang trong việc phục hồi lại nền kinh tế. Chính phủ Liên bang đã gặp khó khăn hơn bởi những quyết định của Trung Quốc vào tháng 5 từ việc đình chỉ nhập khẩu thịt bò từ các nhà chế biến thịt lớn của Úc và áp dụng thuế quan đối với lúa mạch. (NQ)