Sunday, November 3, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Pfizer/BioNtech khẳng định không rút ngắn quy trình sản xuất vắc-xin

Giám đốc điều hành tập đoàn dược phẩm Pfizer của Mỹ, Ông Albert Bourla khẳng định hãng không cắt bỏ một quy trình nào trong tiến trình thử nghiệm vắc-xin ngừa COVID-19.

Pfizer CEO Bourla: What we learned from our summer interns
Giám đốc điều hành tập đoàn dược phẩm Pfizer, Albert Bourla.

Trước những ý kiến lo ngại về hiệu quả của các loại vắcxin đang được các hãng dược phẩm gấp rút nghiên cứu và bào chế, Giám đốc điều hành tập đoàn dược phẩm Pfizer của Mỹ Albert Bourla khẳng định hãng không cắt bỏ một quy trình nào trong tiến trình thử nghiệm vắcxin ngừa COVID-19.

Vắcxin do Pfizer phối hợp với BioNTech của Đức phát triển đã được Anh cấp phép và đưa vào tiêm chủng đại trà tại quốc gia này hôm 8/12 vừa qua.

Phát biểu tại một cuộc họp báo Liên đoàn các nhà sản xuất và hiệp hội dược phẩm quốc tế (IFPMA) tổ chức ngày 8/12, ông Bourla nói rằng mọi người nên tin tưởng là vắcxin an toàn và hiệu quả. Ông khẳng định: “Chúng tôi không cắt bỏ bất cứ một quy trình nào trong quá trình bào chế vắcxin.

Pfizer/BioNtech khang dinh khong rut ngan quy trinh san xuat vacxin hinh anh 1

Dựa vào công nghệ mới, vắcxin ngừa COVID-19 được thử nghiệm đúng theo những quy trình mà chúng tôi đang thử nghiệm với mọi vắcxin đang được lưu hành trên thế giới.” Ông Bourla nhấn mạnh trên thực tế vắcxin ngừa COVID-19 của hãng thậm chí còn được thử nghiệm với các tiêu chuẩn cao hơn trước đây.

Trước đó, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết các thử nghiệm liên quan đến vắcxin của Pfizer-BioNTech cho thấy “không có mối lo ngại đặc biệt nào về độ an toàn”. vắcxin của Pfizer-BioNTech là một trong số các ứng cử viên vắcxin tiềm năng nhất đang được nhiều nước trên thế giới xem xét để thông qua.

Pfizer/BioNTech thông báo có thể sản xuất 50 triệu liều vắcxin ngừa COVID-19 vào cuối tháng này và 1,3 tỷ liều trong năm 2021. Để đảm bảo vắcxin phát huy hiệu quả cao nhất, người dùng phải tiêm 2 liều. Vấn đề của loại vắcxin này là phải bảo quản ở nhiệt độ rất thấp (-70 độ C), do đó chỉ có thể trữ trong bệnh viện hoặc tại các trung tâm y tế.

Theo ông Bourla, hai công ty đang tìm cách khắc phục vấn đề này,  nhưng ông đánh giá chuyện bảo quản vắcxin như hiện nay không phải quá khó khăn, kể cả đối với những nước có cơ sở hạ tầng ở mức cơ bản. Ông nói thách thức lớn nhất hiện nay chính là làm sao thuyết phục mọi người tin vào hiệu quả của vắcxin./. (VN+)