Friday, November 22, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Ông Úc gốc Việt bị điều tra vì…làm cha đến 23 lần/năm

Một người đàn ông Úc gốc Việt đang bị điều tra ở Úc vì làm cha của 23 đứa trẻ trong một năm, vi phạm giới hạn về hiến tinh trùng.

Alan Phan được xem là người đàn ông "mắn đẻ" nhất ở Úc /// Ảnh chụp màn hình News.com.au
Alan Phan được xem là người đàn ông “mắn đẻ” nhất ở Úc. (Hình NCA)

Ông Alan Phan (40 tuổi) đến từ Brisbane, được mệnh danh là người đàn ông “mắn đẻ” nhất trong lĩnh vực hiến tinh trùng ở Úc, bị cáo buộc cung cấp tinh trùng riêng và thông qua các bệnh viện có đăng ký, nhằm giúp các cặp đôi hiếm muộn.

Ông Phan có 2 đứa con với vợ là Merlyn, đã làm cha thêm 23 lần trong một năm, thông qua những lần hiến tinh trùng. Trong khi thực tế ông đã giúp nhiều gia đình người Úc, hành vi này lại đang bị Cơ quan Hỗ trợ sinh sản tiểu bang Victoria (VARTA) điều tra.

The Fertility Society of Australia requires that fertility clinics must not create more than a reasonable number of families and the general interpretation of that is ten. Stock image
Hiệp hội Sinh sản Úc yêu cầu các phòng khám sinh sản không được tạo ra nhiều hơn một số lượng hợp lý các gia đình và cách giải thích chung về con số đó là 10. (Hình Getty)
Một người gốc Việt bị điều tra vì… làm cha đến 23 lần/năm ở Úc - ảnh 1
Ông Alan Phan đã làm cha của tổng cộng 23 đứa trẻ ở Úc. (Hình NCA)

Theo luật pháp tiểu bang Victoria, một người hiến tinh trùng chỉ có thể có con với tối đa là 10 phụ nữ, kể cả bạn đời.

Tại một số bệnh viện ở nông thôn và một số tiểu bang khác, con số này có thể giới hạn chỉ 5 người nhận, nhằm tránh khả năng gặp mặt các gia đình liên quan cũng như liên hệ với người hiến trong tương lai.

Ông Phan đang được điều tra bởi Cơ quan Hỗ trợ Sinh sản của Tiểu bang Victoria, cơ quan quản lý sổ đăng ký hiến tặng của tiểu bang đó. Một số phòng khám cho rằng ông Phan có thể đã giúp tạo ra nhiều trẻ em cho những người khác hơn mức cho phép. Anh ấy chụp hình với vợ Merlyn và 2 con của họ. (Hình FB)

Bên cạnh việc hiến tinh trùng tại các cơ sở có đăng ký, người đàn ông 40 tuổi này còn hiến không chính thức thông qua một nhóm trên mạng.

Quan chức VARTA, bà Louise Johnson cho biết do đang điều tra, cơ quan chức năng buộc phải ngăn một bệnh nhân sử dụng trứng đã được thụ tinh bởi ông Phan, khiến người phụ nữ này bị trầm cảm nặng.

Mr Phan donated sperm to 22-year-old Lataya Berg on Christmas Eve last year and she gave birth to baby boy Kenai (both pictured)
Ông Phan đã hiến tinh trùng cho Lataya Berg, 22 tuổi vào đêm Giáng sinh năm ngoái và cô sinh ra bé trai Kenai (cả hai trong ảnh).
Ms Berg was on a Facebook chat group with some of Mr Phan's other sperm recipients and there had been no mention of the investigation there. She is pictured holding son Kenai
Cô Berg đã tham gia một nhóm trò chuyện trên Facebook với một số người nhận tinh trùng khác của ông Phan và không có đề cập gì về cuộc điều tra ở đó. Hình ảnh cô đang ôm con trai Kenai.

Bà Johnson chia sẻ rằng “thật vô cùng đáng buồn và ngây thơ” khi ông Phan tiếp tục hiến tinh trùng, vì điều đó vi phạm pháp luật.

Chia sẻ với báo Kidspots hồi tháng 10, ông Phan cho biết ông chợt nghĩ ra việc hiến tinh trùng sau khi ông và vợ đến bệnh viện để điều trị nhằm sinh thêm đứa con thứ 2.

Mr Phan said he found it very hard to turn women down knowing how desperate they were to have a baby and had donated to three women in one day. Australia's unofficial most prolific sperm donor is pictured with his own daughter
Ông Phan cho biết ông cảm thấy rất khó để từ chối những người phụ nữ khi biết họ tuyệt vọng như thế nào khi có con và đã hiến tặng cho ba người phụ nữ trong một ngày. Người hiến tặng tinh trùng sung mãn nhất không chính thức của Úc được chụp cùng con gái của mình. (Hình FB)

Lúc đó, ông Phan không chắc là mình bị hiếm muộn hay không nên quyết định rằng nếu không bị, ông sẽ giúp đỡ những người khác bằng cách hiến tinh trùng. Ban đầu, ông chỉ định hiến cho 9 người.

“Sau đó, tôi nhận tin nhắn của một phụ nữ vào dịp Giáng sinh cho hay việc hiến thành công và đó là lần thứ 10 nên tôi nghĩ đã vượt giới hạn, tôi sẽ chỉ giúp vài trường hợp nữa rồi thôi”, ông chia sẻ và cho biết ông là người gốc Việt đầu tiên hiến tinh trùng ở Úc.

Merlyn, vợ của Alan Phan, ban đầu không biết cảm thấy thế nào về việc chồng mình hiến tinh trùng. Cặp đôi được chụp cùng các con Ethan (trái) và Caytlan (phải). (Hình FB)

“Thật tình tôi không nghĩ có người muốn tôi hiến. Tôi rất ngạc nhiên khi nhận được nhiều sự quan tâm đến thế”, ông Phan nói.

Có những lần, có đến 3 người liên hệ với người đàn ông gốc Việt này chỉ trong vòng 1 tuần để nhờ hiến tinh trùng, kể cả những phụ nữ bay đến từ Sydney và Melbourne.

Fertility clinics are facing a shortage of donors, while private donations through online forums are booming. Stock image
Các phòng khám hiếm muộn đang phải đối mặt với tình trạng thiếu người hiến tặng, trong khi việc hiến tặng tư nhân thông qua các diễn đàn trực tuyến đang bùng nổ.

Giáo sư Fiona Kelly tại trường luật thuộc Đại học La Trobe cho biết vì việc hiến riêng trở nên phổ biến trên mạng nên nhiều người hiến tinh trùng đã vi phạm giới hạn về số lần được phép hiến. (T/H, T/N)