Những thói quen xấu nên bỏ trước khi đi ngủ để tránh căng thẳng, mệt mỏi
Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng tới mọi thứ từ sức khỏe, tinh thần… Các chuyên gia giấc ngủ khuyến cáo, người trưởng thành nên ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm, nhưng rất nhiều người gặp vấn đề với giấc ngủ.
Những thói quen xấu ảnh hưởng không nhỏ tới giấc ngủ. Để có giấc ngủ trọn vẹn, hay tập từ bỏ những thói quen sau
Không xem tin tức
Nên tránh tiếp nhận các thông tin tiêu cực bởi chúng là nguyên nhân khiến bạn căng thẳng trước khi ngủ. Đối khi, tin tức tiêu cực có thể khiến bạn bị ám ảnh đến mất ngủ, tâm trí bạn căng thẳng và khó có một giấc ngủ êm đềm. Hơn nữa việc xem tin sẽ khiến dẫn bạn hết tin tức này đến tin tức khác vì thay vì đi ngủ từ 10 giờ có thể 12 giờ đêm bạn vẫn tỉnh như sáo để xem tin tức.
Không làm việc trên giường
Rất nhiều người hiện đang làm việc tại nhà và dường như gắn liền với chiếc giường cả ngày, từ ăn, ngủ, làm việc tới giải trí…. Tuy nhiên, khi bạn thực hiện ngày càng nhiều các hoạt động kích thích tinh thần trên giường, não sẽ dần hình thành mối liên hệ tâm lý, coi giường là nơi để thức hơn để ngủ. Điều này khiến mọi người dần mắc chứng mất ngủ.
Tránh những cuộc trò chuyện căng thẳng
Những cuộc nói chuyện căng thẳng với người thân, nhất là chồng/vợ trước khi đi ngủ có thể khiến bạn mất ngủ cả đêm vì tâm trạng xấu khiến cơ thể bạn rơi vào trạng thái ức chế tinh thần. Đừng bao giờ đi ngủ với sự tức giận vì thế hãy tránh những cuộc tranh luận cãi cọ trước khi ngủ. Thay vào đó, hay nói: “Ngày mai chúng ta sẽ bàn tiếp, còn giờ là lúc đi ngủ”. Có thể đến sáng mai bạn sẽ thấy chuyện đó chẳng cần giải quyết gì nữa, và thế là bạn đã tránh được một cuộc cãi cọ vô bổ.
Tránh sử dụng caffein
Chuyên gia giấc ngủ Anupama Ramalingam, bác sĩ y học giấc ngủ tại Viện Mất ngủ và Ngủ của Arizona khuyên rằng: “Nên tránh tất cả các đồ uống có chứa caffein như cà phê, soda, trà, thức uống thể thao, tăng lực… sau 2 giờ chiều bởi chúng có thể khiến thần kinh của bạn bị kích thích. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng đồ uống có cồn gần giờ đi ngủ bởi nó sẽ khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng.
Không dùng các thiết bị điện tử
Không nên sử dụng các thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ. “Trong khoa học về giấc ngủ và sinh học cho biết, áng sáng xanh từ màn hình của các thiết bị điện tử là một tín hiệu cảnh báo sự tỉnh táo của não bộ. Tiếp xúc lâu với ánh sáng xanh trước giờ đi ngủ làm giảm quá trình sản xuất melatonin tự nhiên của não – một loại hormone được tiết ra trong bóng tối, giúp chúng ta đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn”, theo Anita Shelgikar, phó giáo sư nghiên cứu về giấc ngủ tại Đại học Michigan.
Không để đèn quá sáng suốt buổi tối
Tiếp xúc với ánh sáng chói khiến não bộ tỉnh táo. Vì thế, nên giảm cường độ ánh sáng phòng trước khi đi ngủ. Nên dùng đèn có mức sáng tối thiểu.
Không thức quá lâu trên giường
Nhiều bệnh nhân cho biết họ ngủ khoảng 10 tiếng/đêm nhưng thực tế họ chỉ ngủ khoảng 6-8 tiếng. Vì thế, đừng dành quá nhiều thời gian trên giường nếu bạn không thực sự ngủ. Thời gian thức khi nằm trên giường dẫn đến việc não của bạn bắt đầu hình thành mối liên hệ rằng giường là nơi để ngủ và cũng là nơi để thức. Điều này dẫn đến gián đoạn giấc ngủ và giảm chất lượng giấc ngủ nói chung. (ETV)